Trong văn hóa truyền thống của người Việt, có khá nhiều điều kiêng kỵ đời truyền lại qua nhiều thế hệ. Kiêng kỵ sẽ giúp bạn hạn chế hạn chế mắc phải những điều xui xẻo, để mọi việc dễ suôn sẻ, may mắn. Đặc biệt là vào những ngày Rằm, ngày có âm khí nặng nhất. Vậy nên kiêng gì trong ngày Rằm? Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay “Những điều kiêng kỵ trong ngày Rằm hàng tháng theo quan niệm dân gian” trong bài viết dưới đây.

1. Ngày Rằm là gì?

Ngày Rằm là ngày 15 Âm lịch hàng tháng, vì vậy một năm có 12 tháng nên sẽ có 12 ngày Rằm. Trong 12 ngày rằm đó có 4 ngày Rằm lớn bao gồm:

  • Thượng Nguyên: Là ngày Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Đây là ngày rằm đầu tiên trong năm. Ngày Rằm này là dịp để mọi người cầu mong, ước nguyện cho bản thân và gia đình một năm mới bình an, ấm no và hạnh phúc.
  • Lễ Phật Đản: Ngày Rằm tháng 4 âm lịch là ngày Lễ Phật Đản hay được gọi là ngày Phật Đản Sanh. Ngày này là ngày Đức Phật Thích Ca sinh ra. Vào ngày này, các sư thầy và các Phật tử sẽ tổ chức các buổi tu tập, tụng kinh, lễ hội, buổi diễu hành và các tiết mục văn nghệ nhằm tưởng nhớ đến hình ảnh của Đức Phật và nhớ lại những lời dạy của Người.
  • Vu Lan: Ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm là ngày lễ Vu Lan – một ngày có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Đây là ngày mà các Phật tử sẽ báo hiếu cha mẹ, làm những công việc để cầu phúc cho đấng sinh thành. Thông thường, con cái sẽ đến chùa, tụng kinh Vu Lan Báo Hiếu và tham gia các hoạt động: thả đèn hoa đăng, cài hoa hồng trên áo, thưởng thức các tiết mục văn nghệ,…
  • Hạ Nguyên: Hay còn được gọi là Tết Hạ Nguyên, rơi vào ngày rằm tháng 10 Âm lịch, mang ý nghĩa thể hiện sự cảm tạ và lòng biết ơn đối với trời đất vì một mùa vụ bội thu. Ngoài ra, các Phật tử cũng sẽ dâng mâm lễ cúng để mời ông bà tổ tiên thể hiện sự biết ơn của mình với đấng sinh thành.
    Ngày rằm là ngày 15 Âm lịch hàng tháng
    Ngày rằm là ngày 15 Âm lịch hàng tháng

2. Ý nghĩa của ngày Rằm

Dựa trên nhiều góc độ và quan điểm mà ngày Rằm lại mang một ý nghĩa khác nhau. Sau đây là những ý nghĩa của ngày Rằm dưới các góc nhìn của: Dân gian, khoa học và Phật giáo.

2.1 Theo quan niệm dân gian

Theo quan niệm dân gian từ xa xưa mà ông bà ta truyền lại, vào những ngày Rằm thì là ngày trăng tròn nhất của tháng, đây là thời điểm thích hợp để tất cả các viên trong gia đình sum họp để cùng nhau dùng chung bữa cơm và trò chuyện. Không những thế, vào ngày Rằm hàng tháng, mọi gia đình thường sẽ thực hiện các lễ nghi, cúng vái, dâng hương, mâm cúng đầy đủ và đọc bài khấn đến gia tiên và các vị thần, Phật để thể hiện lòng biết ơn. Nhờ vậy mà tổ tiên và các vị thần sẽ phù hộ, bảo vệ cho gia đình được bình an, may mắn và thuận buồm xuôi gió trong công việc và học tập.

Ngày Rằm là thời điểm thích hợp để tất cả các viên trong gia đình sum họp
Ngày Rằm là thời điểm thích hợp để tất cả các viên trong gia đình sum họp

2.2 Theo quan niệm khoa học

Theo khoa học, ngày rằm hàng tháng chính là ngày mà Mặt TrăngTrái Đất gần như nằm trên một đường thẳng. Thông qua nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vào những ngày này sẽ có những xung năng lượng đặc biệt có thể ảnh hưởng xấu đến con người như bệnh tật, tai nạn… Bên cạnh đó, nguồn khí âm thái quá của ngày trăng tròn dễ khiến cho trạng thái thần kinh con người bất ổn, dễ nổi nóng, ngang bướng, hoảng loạn…

Theo khoa học, ngày Rằm là ngày có những xung năng lượng đặc biệt
Theo khoa học, ngày Rằm là ngày có những xung năng lượng đặc biệt

2.3 Theo quan niệm Phật giáo

Đối với quan niệm trong Phật giáo, từng ngày rằm trong năm có những ý nghĩa khác nhau như sau:

  • Rằm tháng Giêng: Còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, Tết Nguyên Tiêu. Đây là ngày rằm đầu tiên trong năm mang ý nghĩa cầu chúc cho một năm thuận lợi, bình yên và may mắn.
  • Tháng 2: Ngày Đức Phật hướng dẫn tăng đoàn trở về thành Ca-tỳ-la-vệ, độ vua cha là Tịnh Phạn đắc quả Nhập Lưu, dắt La Hầu La xuất gia đắc quả A La Hán.
  • Tháng 3: Ngày mà Ngài đến Tích Lan lần 2 để thuyết giảng về nguyên tắc chung sống hoà bình, từ bi cho bộ tộc Nasgas đang tranh giành ngai vàng.
  • Tháng 4: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời.
  • Tháng 5: Thánh tăng A La Hán Mahinda đến Tích Lan.
  • Tháng 6: Đánh dấu ngày Đức Phật thuyết pháp, kinh Chuyển Pháp Luân và lên cõi trời Đâu Xuất giảng pháp.
  • Tháng 7: Ngày bắt đầu an cư kiết hạ. Đồng thời cũng là ngày lễ Vu Lan xá tội vong nhân.
  • Tháng 8: Chư tăng an cư và nghiêm trì giới luật.
  • Tháng 9: Đức Phật hoàn tất 3 tháng thuyết giảng luận A-tỳ-đàm. Đồng thời, đây cũng là ngày mà Phật Di Lặc hạ sanh trong tương lai.
  • Tháng 10: Đức Phật gửi 60 vị A La Hán hoằng hóa Chân Lý. Tôn giả Di Lặc được Đức Phật Thích Ca thọ ký chứng quả Phật.
  • Tháng 11: Đánh dấu ngày A La Hán Tăng-già-mật-đa đến Tích Lan.
  • Rằm tháng Chạp: Là ngày Đức Phật đến Tích Lan sau 9 tháng chứng quả thành Phật.
    Theo quan niệm Phật giáo, ngày Rằm tháng 4 âm lịch là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời
    Theo quan niệm Phật giáo, ngày Rằm tháng 4 âm lịch là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời

3. Những điều kiêng kỵ trong ngày Rằm hàng tháng

Quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đã được lưu truyền và trở thành điều không thể thiếu trong đời sống thường ngày của người Việt. Đặc biệt là vào các ngày Rằm. Sau đây là những điều kiêng kỵ trong ngày Rằm hàng tháng mà gia chủ nên lưu ý:

  • Kiêng cắt tóc: Theo phong tục dân gian, việc cắt tóc vào ngày Rằm có thể khiến cho tài lộc và may mắn tiêu tan trong suốt tháng đó. Tóc được coi là bộ phận quan trọng của con người, liên quan mật thiết tới tinh thần và sức khỏe, vì vậy hành động cắt bỏ nó được cho là mang lại điềm không lành.
  • Kiêng vay mượn tiền bạc: Ngày đầu tháng được xem là thời điểm quan trọng để đặt nền móng cho tài chính trong cả tháng. Vì vậy, vay mượn tiền vào ngày này được cho là sẽ gây rối loạn tài chính, ảnh hưởng xấu tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình.
  • Kiêng thăm phụ nữ đẻ: Việc thăm phụ nữ mới sinh và em bé trong tháng đầu tiên có thể mang lại xui xẻo cho cả người đến thăm và người được thăm. Môi trường yên tĩnh và sạch sẽ là điều cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Kiêng làm đổ vỡ đồ dùng: Việc làm đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương vào ngày đầu tháng được coi là điềm báo xấu, ám chỉ sự chia cắt, mất mát trong gia đình.
  • Kiêng nói tới điều xui xẻo: Tránh nhắc tới những điều xui xẻo trong ngày đầu tháng vì điều này có thể khiến cho điều xấu được nhắc tới trở thành hiện thực.
  • Kiêng quan hệ nam nữ: Theo Tố Nữ Kinh, quan hệ tình dục vào ngày Rằm có thể làm xáo trộn cân bằng năng lượng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản và tinh khí.
  • Kiêng câu cá vào ngày rằm: Câu cá vào ngày trăng tròn được cho là sẽ mang lại vận rủi, do sự cân bằng năng lượng của thiên nhiên bị rối loạn.
  • Kiêng nói bậy, chửi tục: Nói bậy chửi tục chắc chắn cũng phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người. Đây cũng là điều mà rất nhiều người kiêng kỵ để không xuất hiện trong những ngày đầu tháng. Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.
    Kiêng làm đổ vỡ đồ dùng trong ngày Rằm
    Kiêng làm đổ vỡ đồ dùng trong ngày Rằm

4. Ngày Rằm nên làm gì để gặp may mắn?

Ngoài việc nhớ đến những điều kiêng kỵ trong ngày Rằm, bạn nên tìm hiểu những việc mang lại may mắn trong ngày này để vừa tránh được xui xẻo mà còn thu hút tài lộc. Những việc ngày Rằm nên làm để gặp nhiều may mắn:

  • Cúng tịnh tâm và trang trí nhà cửa: Trong ngày Rằm, nên cúng tịnh tâm và trang trí nhà cửa bằng hoa, lá, trái cây, đèn lồng, bàn thờ,…. Điều này giúp cho nhà cửa được tươi mới và có sức sống mới, tạo ra sự đón nhận tốt đẹp cho các phúc lộc.
  • Tặng quà cho người thân và bạn bè: Ngày Rằm được coi là ngày tốt để tặng quà cho người thân, bạn bè. Điều này không chỉ tạo ra niềm vui, đem lại sự may mắn và hạnh phúc mà còn giúp tạo ra mối quan hệ tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
  • Thực hiện các hoạt động tâm linh: Ngoài các lưu ý trên, vào ngày Rằm còn có thể thực hiện các hoạt động tâm linh như tịnh thất, lễ bái, lễ cầu an, cúng bái Thần Tài, Thần Tài Bạch Đế, … Những hoạt động này giúp tạo sự bình an, đón nhận nhiều phúc lộc và đẩy xa
  • Ủng hộ từ thiện: Việc ủng hộ từ thiện vào ngày Rằm sẽ giúp mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chính mình cũng như cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
  • Thăm viếng đền chùa: Thăm viếng đền chùa và dâng hương vào ngày Rằm sẽ giúp tăng cường sự kết nối với các vị thần linh và mang lại may mắn cho gia đình.
  • Ăn chay: Ăn chay vào ngày Rằm sẽ giúp tinh thần thanh tịnh và tăng cường sức khỏe.
  • Tịnh tâm, suy ngẫm: Ngày rằm là ngày tuyệt vời để rũ bỏ những suy nghĩ tiêu cực và tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn. Từ đó, bạn có thể tạo ra sự tự tin, động lực, sức mạnh cân bằng trong cuộc sống.
  • Quét nhà, lau chùi sạch sẽ: Quét nhà, lau chùi nhà cửa, tẩy uế, quét bụi vào ngày rằm sẽ giúp xua tan các âm khí, đồng thời tạo ra không gian mới, trong lành hơn.
  • Đốt hương, nhang, nến: Đốt nhang, hương, nến vào ngày rằm sẽ giúp làm sạch không khí, tạo ra không khí trong lành, mang lại sự may mắn cho gia đình.
    Ăn chay vào ngày Rằm sẽ giúp tinh thần thanh tịnh và tăng cường sức khỏe
    Ăn chay vào ngày Rằm sẽ giúp tinh thần thanh tịnh và tăng cường sức khỏe

5. Một số món ăn nên ăn và nên tránh trong ngày Rằm

Dưới đây là một số món ăn được cho là mang lại may mắn vào ngày Rằm:

  • Xôi gấc là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cúng rằm tháng. Màu đỏ của gấc tượng trưng cho sự may mắn, sung túc.
  • Bánh trôi, bánh chay là món ăn được làm từ bột gạo nếp, có hình dạng tròn, tượng trưng cho sự viên mãn, trọn vẹn.
  • Chè trôi nước là món ăn được làm từ bột gạo nếp, có nhân đậu xanh, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc.
  • Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại trái cây khác nhau, tượng trưng cho ngũ phúc: Phú, quý, thọ, khang, ninh.
  • Thịt gà là món ăn được cho là mang lại may mắn, tài lộc.
  • Cá chép là món ăn được cho là mang lại sự thăng tiến, may mắn trong công việc.

Những món ăn nên kiêng: Người ta cũng thường kiêng ăn một số món ăn trong ngày rằm tháng, như: thịt chó, thịt mèo, thịt vịt, thịt rắn, trứng vịt, xôi trắng, mực,… Theo quan niệm dân gian, những món ăn này có thể mang lại xui xẻo, vận hạn.

Xem thêm: Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng chi tiết và đầy đủ nhất

Trên đây là toàn bộ “Những điều kiêng kỵ trong ngày Rằm hàng tháng theo quan niệm dân gian” mà chúng tôi đã tập hợp được. Kiêng kỵ trong ngày Rằm đã trở thành một nét văn hóa, tùy vào niềm tin mỗi người bạn có thể làm những điều phù hợp nhất để có một tháng bình an và may mắn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *