Đối với người dân Hà Nội và tại các tỉnh thành lân cận, chắc hẳn ai cũng đã ít nhất một lần nghe đến nghĩa trang Văn Điển. Nghĩa trang Văn Điển là một trong những nghĩa trang của Nhà nước lớn nhất nhì tại thủ đô và có đài hóa thân, nhà tang lễ để phục vụ cho nhu cầu an táng tại đây của người dân. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về nghĩa trang Văn Điển trong bài viết sau.

Danh Mục
1. Giới thiệu về nghĩa trang Văn Điển
Nghĩa trang Văn Điển đầu tiên được biết đến là nghĩa trang vùng ngoại ô thành phố Hà Nội, sử dụng để an táng những người đã khuất có hộ khẩu ở Hà Nội và các vùng lân cận. Nghĩa trang được xây dựng từ rất lâu rồi, ghi nhận phải từ những năm 1957. Tổng diện tích của nghĩa trang rơi vào 182.340 m2, trải dài trên địa phận của xã Tam Hiệp huyện Thanh Trì. Hiện tại, nghĩa trang Văn Điển theo quy định vẫn đang làm nhiệm vụ tiếp nhận thi hài người đã khuất và tiến hành an táng theo yêu cầu của người thân. Sau khi an táng thì quản trang có trách nhiệm trông nom nghĩa trang, lưu giữ tro cốt của người đã khuất khi sử dụng dịch vụ hỏa táng.

2. Quy hoạch sử dụng nghĩa trang Văn Điển
Hiện nay, diện tích đất trống của nghĩa trang Văn Điển không còn nhiều, thường các gia đình có người khuất sẽ sử dụng dịch vụ hỏa táng và lưu trữ tro cốt tại đây. Vì đã được xây dựng từ lâu và sử dụng trong khoảng thời gian dài, nghĩa trang Văn Điển đã được xây dựng quy hoạch nâng cấp, cải tạo theo UBND thành phố Hà Nội. Theo quy hoạch mới nhất, nghĩa trang Văn Điển sẽ được quy mô, phân lại thành khu công viên nghĩa trang, loại bỏ địa táng, chuyển qua hỏa táng và là nơi lưu giữ tro cốt cho người đã khuất. Trong khuôn viên nghĩa trang, các tòa nhà lưu trữ tro cốt người đã khuất sẽ được xây dựng và phân chia rõ ràng thành các phân khu. Đồng thời phía chính giữa sẽ xây dựng nhà tang lễ với sức chứa lớn để phục vụ nhu cầu tổ chức lễ tang của các gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phân khu xây dựng nơi chứa tro cốt được mô tả chia thành ba khu vực chính như sau:
- Nhà lưu tro 2 tầng xây dựng với tổng diện tích khoảng 2.000m2. Đây là nơi được dự tính sẽ chứa khoảng 40.800 hũ tro cốt của người đã khuất, tương đương với 6 tòa nhà 2 tầng.
- Nhà lưu tro 3 tầng xây dựng với tổng diện tích khoảng 6.000 m2. Đây là nơi được dự tính sẽ chứa khoảng 50.520 hũ tro cốt của người đã khuất, tương đương với 6 tòa nhà 3 tầng.
- Hai tháp lưu tro 5 tầng. Đây là nơi được dự tính sẽ chứa khoảng hơn 9.200 lọ tro.
Các phân khu phía trên sẽ lưu trữ tro cốt người đã khuất cố định với thời hạn từ 1 – 3 – 5 – 10 năm. Ngoài ra, một số khu vực gửi tro cốt có thời gian ngắn theo số ngày, số tháng cũng được xây dựng thêm.

Quy hoạch để cải tạo nghĩa trang Văn Điển đã được hoàn thành. Tuy nhiên, để bắt triển khai và tiến hành xây dựng còn phức tạp, gặp nhiều khó khăn, bất cập chưa được xử lý được. Vì là nghĩa trang cũ, có lịch sử hình thành và sử dụng lâu đời nên còn rất nhiều ngôi mộ địa táng đã được xây chắc chắn, kiến cố và đây cũng là nơi người thân của nhiều gia đình tại khu vực Hà Nội an nghỉ nên khó lòng có thể di dời. Bên cạnh đó, do quy hoạch trên chưa có quyết định chính thức nên nhiều người dân vẫn thực hiện thủ tục mua đất nghĩa trang để địa táng cho người mất.
Đặc biệt, mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực nghĩa trang Văn Điển hiện nay đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Các nghĩa nghĩa trang và khu dân cư phải có khoảng cách gần nhất bắt buộc tối thiểu là 1,5km theo quy định của Nhà nước. Nhưng với tình hình gia tăng dân số ngày càng chóng mặt tại Hà Nội, các khu dân cư người dân mở rộng xây dựng nhà cửa và sinh hoạt đã tới gần khu vực nghĩa trang hơn khoảng cách tối thiểu bắt buộc. Từ đó dẫn đến các hệ lụy về chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực với tình trạng nguồn nước mặt bị ô nhiễm, mức ô nhiễm không khí cũng ở mức báo động vì quá gần lò hỏa táng.
3. Quy trình gửi tro, an táng người đã khuất ở nghĩa khuất tại nghĩa trang Văn Điển
Nếu quý vị muốn tổ chức tang lễ tại nghĩa trang Văn Điển có thể tham khảo quy trình sau:
3.1 Đối tượng
Người đã mất: Là người có hộ khẩu Hà Nội đã mất hoặc đang an táng tại các nghĩa trang khác trên địa bàn Hà Nội (trước đây có cho người vùng lân cận nhưng giờ quỹ đất hạn hẹp nên đã bỏ mục sử dụng cho người vùng lân cận).
Người đăng ký trước phần mộ (chờ nhập mộ):
- Vợ hoặc chồng của người đã mất được an táng tại nghĩa trang
- Vợ hoặc chồng một trong hai người đã đủ 70 tuổi
- Vợ hoặc chồng mà một trong hai người mắc bệnh hiểm nghèo
3.2 Thủ tục đăng ký hồ sơ xét duyệt an táng
Thủ tục để đăng ký an táng tại nghĩa trang Văn Điển như sau:
Người đã mất: Giấy chứng tử hoặc giấy chứng minh hiện đang an táng tại nghĩa trang
Người đăng ký trước phần mộ (chờ nhập mộ):
- Giấy tờ của vợ hoặc chồng chứng minh hiện đã chết hoặc an táng tại các nghĩa trang
- Giấy tờ chứng minh vợ chồng hợp pháp
- CCCD hoặc hộ khẩu người đăng ký trước phần mộ
- Giấy tờ xác nhận của bệnh viện xác nhận đang mắc bệnh hiểm nghèo (giai đoạn cuối)
- CCCD của người đến ký hợp đồng
- Người dân khi đến đăng ký trước phần mộ mang theo giấy tờ bản chính và 01 bản photo để đối chiếu
3.3 Trình tự thực hiện
Trình tự thực hiện trong suốt quá trình an táng tại nghĩa trang Văn Điển như sau:
Bước 1: Khi làm thủ tục lưu giữ tro cốt, hoặc thủ tục cát táng vào khu mộ giả sơn nghĩa trang Văn Điển, tang chủ mang giấy tờ, hồ sơ đến liên hệ tại bộ phận ký hợp đồng của Ban Phục vụ lễ tang Hà Nội.
Bước 2: Nhân viên hướng dẫn tang chủ ký Hợp đồng.
Bước 3: Tang chủ đăng ký thời gian táng tro cốt với nghĩa trang Văn Điển.
Bước 4: Tang chủ đến ngày thực hiện hợp đồng, mang theo Hợp đồng của Ban Phục vụ lễ tang Hà Nội vào văn phòng nghĩa trang để thực hiện hợp đồng.
3.4 Lưu trữ tro cốt
Sau khi kết thúc lễ tang và hoàn thành hợp đồng, gia chủ có thể lựa chọn gửi tro cốt của người đã khuất tại các nhà lưu giữ tro cốt của nghĩa trang Văn Điển. Hạn gửi tro cốt có giới hạn từ 49 ngày, 50 ngày, 3 tháng, 9 tháng, 1 năm,…
Nghĩa trang cũng xây dựng các ô để tro cốt cho người đã khuất tại các vị trí:
– Ô để hũ tro cốt ngoài trời
– Ô để hũ tro cốt trong nhà
– Ô để hũ tro gia đình hoặc tiểu cốt
– Địa táng tro cốt tại khu giả sơn

4. Đánh giá chung về nghĩa trang Văn Điển
Nghĩa trang Văn Điển là một trong những nghĩa trang lớn và lâu đời nhất tại Hà Nội, thu hút nhiều gia đình lựa chọn làm nơi an nghỉ cho người thân. Ưu điểm nổi bật nhất của nghĩa trang Văn Điển là vị trí thuận lợi. Nghĩa trang tọa lạc tại vùng ngoại ô Hà Nội, nằm trên trục đường lớn, giao thông thuận tiện, dễ dàng di chuyển từ trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15km và các tỉnh lân cận.
Tuy nhiên, bên cạnh đó nghĩa trang cũng tồn tại một số nhược điểm cần phải cân nhắc khi lựa chọn như:
- Chỉ những người có hộ khẩu Hà Nội mới được an táng: Nghĩa trang hiện chỉ cho phép những người có hộ khẩu Hà Nội mới được an táng còn những hộ tại các tỉnh lân cận thì hiện tại không có thể an táng tại đây nữa
- Khó sở hữu: Hiện nay nếu muốn sở hữu vị trí an táng tại nghĩa trang Văn Điển thì chỉ có thể chuyển nhượng từ những người khác nhưng trường hợp này rất hiếm có.
- Gây ô nhiễm môi trường cho người dân trong khu vực xung quanh nghĩa trang
Nghĩa trang Văn Điển đóng vai trò quan trọng trong việc an táng và lưu giữ tro cốt người đã khuất cho người dân Hà Nội và các khu vực lân cận trong suốt nhiều thập kỷ qua. Trên đây là toàn bộ những thông tin về “Nghĩa trang Văn Điển” để các gia chủ có thể tham khảo lựa chọn nơi đây là an nghỉ cho người thân. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều dự án công viên nghĩa trang mới để quý vị có thể cân nhắc lựa chọn như: Công viên Nghĩa trang Thiên Đường, Công viên Tưởng niệm Thiên Đức,…