Theo quan niệm của người Việt, lăng mộ cho ông bà, tổ tiên là một công trình vô cùng quan trọng, liên quan trực tiếp đến vong linh người mất cũng như các thế hệ con cháu đời sau. Tuy nhiên, trải qua một khoảng thời gian bia mộ có dấu hiệu nứt vỡ, xuống cấp khiến cho gia chủ băn khoăn, lo lắng liệu rằng đây có phải phần âm của gia đình mình gặp vấn đề gì chăng? Liệu rằng bia mộ nứt là một điềm báo gì đó? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây và tìm cách xử lý khi bia mộ gia đình bị nứt vỡ nhé.
Danh Mục
1. Nguyên nhân bia mộ bị nứt vỡ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bia mộ bị nứt vỡ, nhưng phổ biến nhất có thể kể đến 3 nguyên nhân chính sau:
1.1 Bia mộ nứt vỡ do thi công móng không chắc chắn
Khi tiến hành xây dựng, móng của bia mộ không được thi công chắc chắn thì chỉ một thời gian ngắn sau bia mộ sẽ xuất hiện dấu hiệu nứt vỡ. Những vết nứt này thường sẽ tách ra rất lớn (miệng há lớn) tại những mối nối của lan can tường bao, cuốn thư đá hoặc phần lăng thờ đá. Đối với những vết nứt do nguyên này thường rất nghiêm trọng, làm thay đổi hình dạng ban đầu của công trình và khó để khắc phục. Mặt đất tại khu vực phần mộ bị sụt lún do khối lượng đá làm công trình rất lớn từ vài chục đến vài trăm tấn.
Để không gặp phải tình trạng này, gia chủ cần phải tìm hiểu và lựa chọn những vị trí có đất chắc chắn, không nên lựa chọn nơi đất cát, đất gần sông. Bên cạnh đó, cần tính toán phương án làm móng chắc chắn ngay từ đầu và lựa chọn những bên thi công uy tín, có chuyên môn cao.
1.2 Bia mộ nứt vỡ do chất lượng kém
Một trong những nguyên nhân khiến bia mộ bị nứt vỡ phổ biến nhất là do chất lượng của bia mộ quá kém. Lý do có thể là thợ thi công mua phải vật liệu xây dựng chất lượng không tốt hoặc trong quá trình thi công đã trộn sai công thức, tỷ lệ của các nguyên vật liệu đó với nhau từ đó làm ra chiếc bia mộ không đạt chất lượng.
Còn đối với những bia mộ làm bằng các loại đá xanh thì có thể do quá trình lựa chọn đá những người thợ đã lựa chọn những viên đá chất lượng thấp có lẫn tạp chất, độ bền không được cao. Sau một thời gian đưa vào sử dụng, phải tiếp xúc với nắng gió ngoài trời những viên đá này bị phong hóa cùng với sự thay đổi của nhiệt độ giãn nở, bia mộ sẽ xuất hiện những vết rạn tách nhỏ hoặc vỡ ra thành từng mảng, gây mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, gia chủ cần lựa chọn những đơn vị cung cấp nguyên vật liệu uy tín và không nên quyết định lựa chọn dựa trên giá cả vì nguyên vật liệu tốt, bền bỉ thường có giá cao hơn so với những loại thông thường.
1.3 Bia mộ nứt vỡ do yếu tố từ ngoại cảnh
Bia mộ nứt vỡ do nguyên nhân này là trường hợp ít khi xảy ra nhưng lại gây ra những vết nứt vỡ lớn. Mặc dù những công trình có chất lượng thi công tốt nhưng hoàn thiện đã lâu và trải qua nhiều biến đổi thì ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Những yếu tố ngoại cảnh có thể kể đến như một số trường hợp này có thể diện tích khu nghĩa trang nhỏ làm những khu mộ xây san sát nhau trong quá trình thi công va chạm gây nứt vỡ hoặc có các công trình khác đào xới bên cạnh. Hoặc những khu lăng mộ đá đặt gần đường có nhiều xe tải đi lại cũng thường xuyên gặp tình trạng nứt vỡ.
2. Bia mộ nứt vỡ là điềm báo gì?
Theo quan niệm dân gian thì bia mộ nứt vỡ là một điềm báo xấu, phần âm của gia đình đang gặp vấn đề, vong linh tổ tiên không được yên nghỉ. Ngoài tình trạng bia mộ bị nứt vỡ, bia mộ có thể gặp những tình trạng khác như: bị hoen ố, lệch vẹo, xuất hiện vết bẩn,…mỗi khi bia mộ gặp một vấn đề khác thì đều có những ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình người đã mất như:
Bia mộ bị vỡ
Các cụ xưa cho rằng nếu bia mộ bị vỡ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe trên từng phần cơ thể của con cháu. Nếu bia mộ bị vỡ phần đầu thì con cháu bị thương ở đầu hoặc mắc các bệnh về thần kinh, não. Nếu bia mộ bị vỡ ở thân con cháu tổn thương về lục phủ ngũ tạng: Dạ dày, gan, phổi, tim… Nếu bia mộ bị vỡ ở dưới chân thì con cháu mắc bệnh xương khớp, khó đi lại.
Bia mộ bị gãy
Bia mộ bị gãy thành hai phần ba khối thì con cháu có họa huyết quang rất lớn, ứng với vị trí như sau: bia gãy phần trên thì đầu bị thương, bia gãy phần giữa thì ngực bụng bị thương, bia gãy phần dưới thì đùi bị thương, bia gãy vỡ phía sau thì lưng bị thương. Còn nếu bia vỡ tan thì chắc chắn có tai ương lớn.
Bia mộ bị đọng nước, hoen ố hoặc cây cối che kín
Nếu bia mộ nhiều năm liền bị đọng nước, hoen ố, không nhìn thấy ánh sáng mặt trời hoặc ngập trong nước thì con cháu dễ mắc bệnh phong hàn, nghiện ngập, rượu chè, bệnh tật liên miên. Nếu bia mộ bị cây cối um tùm che khuất thì con cháu hay bị mắc bệnh mãn tính, không chữa khỏi được.
Bia mộ bị gạch ngói, vật lạ đè lên
Nếu bên trên bia mộ bị gạch ngói hoặc các vật như cành cây, rác thải đè lên thì chắc chắn người còn sống sẽ phải chịu hung họa, mắc bệnh tật mà không hiểu lý do. Bởi vậy, tuyệt đối không được để đống gạch đá xung quanh mộ và cần thường xuyên kiểm tra.
Bia mộ bị nghiêng vẹo
Nếu bia mộ bị nghiêng vẹo do gió bão lớn, bị vật gì tác động cộng thêm với có mối tấn công và rắn chui vào bên trong thì đó chính là dấu hiệu của mộ kết. Gia chủ sinh ra con cái sẽ là những người ngỗ nghịch, khó dạy bảo, thích làm ra những chuyện mất nhân cách, đạo đức khiến gia đình gặp vạ lây, ảnh hưởng thanh danh.
Bia mộ bị mờ nhưng bên cạnh lại có ngôi mộ mới khang trang hơn
Mộ tổ tiên đã lâu năm không tu sửa khiến cho bia mộ bị mờ, bào mòn mà bên cạnh đột nhiên lại có thêm 1 ngôi mộ mới khang trang, sáng sủa thì việc con cháu bị tổ tiên trách phạt là điều rất dễ xảy ra. Hậu quả là sinh ra kẻ bất tài, vô dụng, làm vất vả cũng không được ghi nhận, không có địa vị xã hội, lời nói không được ai lưu tâm
Trên bia mộ đột nhiên có vết bẩn màu đen
Nếu vết bẩn nằm trên phần đầu bia mộ thì người lớn tuổi trong gia đình sắp gặp phải đại họa, có thể liên quan tới tình trạng sức khỏe. Nếu vết bẩn nằm ở giữa thì những người trưởng thành cần hết sức cẩn thận. Còn khi vết bẩn nằm ở phía cuối bia mộ thì cần phải phòng tránh cho trẻ nhỏ, hạn chế đùa nghịch hoặc đi đâu không có sự giám sát của người lớn.
Bia mộ lồi lõm, không bằng phẳng
Bia mộ có vết lõm, vết cắt thì con cháu bị bệnh ở lưng hoặc bị tàn phế. Không nên sử dụng đá tự nhiên chưa qua cắt chỉnh để làm bia mộ bằng không con cháu đoạn tuyệt, không người hương khói hoặc tàn phế, bệnh nặng hoặc thành con trai nuôi, không may mắn.
3. Cách xử lý bia mộ nứt vỡ
Bia mộ bị nứt vỡ làm gây mất thẩm mỹ, sự trang nghiêm của ngôi mộ, người ngoài nhìn vào sẽ đánh giá con cháu không quan tâm chăm sóc đến mộ phần của ông bà, tổ tiên. Không chỉ thế bia mộ vỡ, hư hỏng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến phong thủy phần âm. Chính vì thế khi xảy ra hiện tượng bia mộ bị nứt hay hư hỏng gì thì gia đình cần phải xử lý ngay để tránh gặp nhiều hậu họa về sau.
Để việc tu sửa được diễn ra suôn sẻ, gia chủ nên nhờ đến sự giúp đỡ của thầy phong thủy để được xem ngày giờ và các thủ tục khác liên quan. Gia chủ cần thực hiện đúng quy trình báo cáo, xin phép tổ tiên làm lễ tạ trước và sau khi tu sửa, đồng thời cúng đơm cẩn thận.
Nếu bia mộ bị nứt vỡ là do phần âm tức là khi chôn cất gia chủ không xem hướng, xem phong thủy khu đất an táng thì gia đình cần tìm một khu đất khác tốt hơn và tiến hành cải táng.
Đối với trường hợp bia mộ nứt vỡ do vật liệu xây dựng kém chất lượng thì gia đình không nên quá lo lắng. Lúc này chỉ cần lựa chọn đơn vị thi công uy tín để tiến hành sửa chữa.
Ngoài ra, chúng ta nên thường xuyên thăm nom, vệ sinh khuôn viên phần mộ để nếu có vấn đề gì có thể khắc phục kịp thời. Tránh để quá lâu sẽ ảnh hưởng đến vong linh người mất cũng như con cháu.
Xem thêm: Cách ghi bia mộ dòng họ theo phong tục tâm linh của người Việt
Có lẽ việc bia mộ bị nứt vỡ khiến cho gia chủ và gia đình khá lo lắng và hoang mang. Hy vọng thông qua bài viết này gia chủ đã biết được nguyên nhân và cách xử lý khi bia mộ bị nứt vỡ, hư hỏng một cách đúng nhất.