Bốc mộ là phong tục tập quán quan trọng được ông cha ta truyền lại qua bao thế hệ từ xưa đến nay. Là nét đẹp văn hóa lâu đời thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên, nên công tác chuẩn bị cần phải chu đáo, cẩn thận. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn đang hoang mang, băn khoăn không biết bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm giúp bạn tìm hiểu kĩ để chuẩn bị cho việc bốc mộ cho người đã khuất.

Bốc mộ cần chuẩn bị những gì?
Bốc mộ cần chuẩn bị những gì?

1. Bốc mộ cần chuẩn bị những gì?

Dưới đây là những điều cần chuẩn bị trước khi thực hiện mà gia quyến cần phải chú ý để công tác cải táng được diễn ra suôn sẻ và tránh phạm đến điều kiêng kỵ

1.1 Những vật dụng cần chuẩn bị cho việc bốc mộ

Những vật dụng cần chuẩn bị cho việc bốc mộ
  • Quách: Là quan tài chứa thi hài của người đã khuất sau khi bốc mộ. Thông thường, người ta sẽ chọn quách được làm bằng chất liệu gỗ bởi nó có thể chịu được môi trường ẩm ướt trong thời gian dài mà không bị mối mọt. Ngoài ra, người ta có thể sử dụng các chất liệu khác như sứ, xi măng, sành, đá,… thay cho chất liệu gỗ.
  • Tiểu: Là chiếc hộp được làm bằng sành, sứ, gỗ… dùng để chứa trực tiếp xương cốt người đã khuất. Con cháu sẽ đặt hài cốt người thân được bốc lên vào tiểu sau đó sẽ đặt tiểu vào trong quách.
  • Giấy tráng kim: Là một loại giấy có màu vàng dùng trong khi bốc bát hương và cho vào tiểu khi bốc mộ. Lớp giấy này có tác dụng như một màng bọc bao quanh hài cốt người đã khuất. Theo thời gian, lớp giấy này sẽ phân hủy và để lại phần kim loại nằm lại với hài cốt người thân.

 

Ngoài 3 vật dụng quan trọng trên, gia đình cần phải chuẩn bị thêm: 

  • Thất bảo.
  • Vải bọc cốt.
  • Tiền cổ, đồng trinh.
  • Vải bọc tiểu.
  • Hoa cúc khô.
  • Đá thạch anh ngũ sắc.
  • Ngũ vị hương (cho vào khi rửa xương cốt).
  • Quế thơm (lau chùi tiểu quách).
  • Nêm gỗ (chèn cố định tiểu trong quách).

Không những thế, đừng quên chuẩn bị vật dụng để vệ sinh di hài như: chậu rửa, đèn chiếu sáng (vì bốc mộ thường diễn ra ban đêm, bạt che, vải đỏ hoặc bìa nilon để đựng xương, rổ, khăn lau, nước vang, thuốc dã thịt…

1.2 Vị trí đặt mộ

Để chọn được cho người quá cố nơi an nghỉ mới khang trang hơn và phù hợp phong thủy, con cháu cần phải lựa chọn vị trí khu đất phù hợp đáp ứng các tiêu chí như sau:

Vị trí đặt mộ
  • Khu đất chưa từng dùng để chôn lấp hay bị đào xới trước đó.
  • Tránh khu đất có chất đất tơi, xốp.
  • Tránh khu đất có mạch nước ngầm đi xuyên qua phần mộ.
  • Ưu tiên chọn đất bằng phẳng, đất mịn và màu sắc đậm.
  • Mộ mới cũng cần đặt nơi yên tĩnh, tránh xa đường lớn.

1.3 Nghi thức bốc mộ

1.3.1 Đồ cúng và văn khấn bốc mộ

Gia đình phải chuẩn bị lễ vật để cúng bốc mộ. Đồ lễ không cần quá cầu kỳ, tùy vào từng địa phương, vùng miền có thể khác nhau về một số đồ nhưng một mâm cúng cho lễ cải táng thông thường có những đồ sau:

  • Ngựa giấy
  • 1 bộ Quan Thần Linh có đủ áo, mũ và ủng.
  • Thuốc hút
  • Trầu cau
  • Đèn, nến
  • Rượu
  • Muối và gạo
  • Gà trống luộc nguyên con
  • Xôi
  • Thịt heo luộc
  • Trứng vịt luộc
  • Tôm khô bóc vỏ
Lễ vật để cúng bốc mộ

Theo phong tục tập quán trước và sau khi dời mộ phải khấn trình với Long mạch, Sơn thần và Thổ thần nơi cũ và nơi mới. Dưới đây, là văn khấn Long Mạch, Sơn thần và Thổ thần. Phần văn khấn này sẽ được

1.3.2 Lễ tạ mộ 

Để bày tỏ lòng thành kính của con cháu đến người đã khuất đồng thời xin thần linh phù hộ mộ phần thì sau khi thực hiện thủ tục bốc mộ, gia chủ cần thực hiện lễ tạ mộ. Lễ này bao gồm 4 phần: kính lạy quan tầng thổ địa, thần linh; tiết chủ, lý do tạ mộ; cầu; tạ mộ.

2. Lý do cần phải bốc mộ

Ông cha ta luôn tin tưởng rằng, linh hồn của người đã khuất luôn quanh quẩn ở trần gian, và cải táng sẽ giúp linh hồn được siêu thoát và đầu thai chuyển kiếp sang kiếp sau. Mộ phần được coi như “ngôi nhà vĩnh hằng” của con người khi từ giã trần thế, nên khi “ngôi nhà” bị xuống cấp, ngấm nước cần phải cải tạo để cao ráo, sạch sẽ, khang trang hơn. Không những thế, việc cải tạo tốt sẽ giúp gia chủ được tổ tiên phù hộ, che chở, gặp nhiều thành công, may mắn.

3. Những điều kiêng kỵ khi bốc mộ

Là một nghi lễ tâm linh, nên người tham gia bốc mộ cần phải chú những điều sau để tránh rước họa vào thân và không làm ảnh hưởng đến phúc phần của người quá cố: 

Những điều kiêng kỵ khi bốc mộ
  • Không để người mang bệnh, trẻ em, phụ nữ mang thai, người có tuổi xung khắc với người mất đi bốc mộ.
  • Không phá long mạch và chọn vị trí cải táng thích hợp.
  • Không nên bốc mộ vào ban ngày.
  • Nếu thấy có rắn vàng khi đào đất thì đó là long xà khí vật.
  • Nếu thấy dây tơ hồng quấn quýt khi mở nắp quan tài thì đó là đất kết.
  • Hơi đất nên ấm áp và khô ráo.
  • Không được bốc mộ khi thi hài người mất chưa phân hủy hết.
  • Chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ các vật dụng cần thiết khi bốc mộ.
  • Sắp xếp xương cốt người mất cẩn thận, không để lộn xộn
  • Tìm những đơn vị, tổ chức có kinh nghiệm trong lĩnh vực bốc mộ để thực hiện thủ tục chứ không tự làm để đảm bảo an toàn cho gia đình cũng như chắc chắn thủ tục không sai xót gì.

Xem thêm: Đi bốc mộ có bị hơi lạnh không?

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người có kế hoạch chuẩn bị những vật dụng, nghi lễ và cách thức để đưa thân hữu về nơi an nghỉ cuối cùng một cách cẩn thận. Tuy nhiên, đây chỉ là những thông tin tham khảo, nên hỏi ý kiến các thầy phong thủy, chuyên gia trong lĩnh vực để có thể chuẩn bị cho việc bốc mộ trang nghiêm, trọng thể nhất và con cháu có thể an lòng tiễn đưa người quá cố về nơi vĩnh hằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *