Theo phong tục thờ cúng của người Việt, bàn thờ gia tiên là nơi quan trọng nhất trong nhà. Việc bài trí bàn thờ và các vật dụng trên bàn thờ cần phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất định. Đặc biệt là đối với vị trí của ảnh thờ ông bà, bố mẹ trên bàn thờ. Tuy nhiên, nhiều gia chủ vẫn chưa biết cách sắp xếp di ảnh như nào cho đúng theo thứ tự, vai vế. Vậy trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết “Cách đặt ảnh thờ ông bà, bố mẹ trên bàn thờ gia tiên

1. Tại sao phải đặt ảnh thờ ông bà, bố mẹ đúng quy tắc

Đặt di ảnh của ông bà, bố mẹ trên bàn thờ đúng quy tắc là thể hiện sự tôn trọng, thương nhớ đối và biết ơn của con, cháu đối với ông bà, bố mẹ, những người đã mất. Đồng thời, việc tuân thủ những nguyên tắc trong việc đặt ảnh thờ ông bà, bố mẹ mang đến không gian thờ tự trang nghiêm, giúp cho phong thủy bàn thờ được hài hòa, gia đạo bình an và tránh được trường hợp đồ thờ cúng bị cô hồn cướp mất. Thông qua những nguyên tắc sẽ giúp gia chủ biết cách sắp xếp di ảnh để thờ cúng cho đúng vai vế, không phạm phải thượng bất kính và còn giúp tâm thanh tịnh, không bị người đã khuất than phiền, báo mộng.

Đặt di ảnh của ông bà, bố mẹ trên bàn thờ đúng quy tắc là thể hiện sự tôn trọng, thương nhớ đối và biết ơn của con, cháu đối với ông bà, bố mẹ, những người đã mất
Đặt di ảnh của ông bà, bố mẹ trên bàn thờ đúng quy tắc là thể hiện sự tôn trọng, thương nhớ đối và biết ơn của con, cháu đối với ông bà, bố mẹ, những người đã mất

2. Cách đặt ảnh thờ ông bà, bố mẹ trên bàn thờ gia tiên

2.1 Đặt ảnh thờ ông bà, bố mẹ theo nguyên tắc Nam Tả – Nữ Hữu

Nguyên tắc “Nam Tả – Nữ Hữu” là nguyên tắc được nhiều gia đình áp dụng trong việc sắp xếp ảnh thờ trên bàn thờ gia tiên. Trên bàn thờ, được tính theo hướng nhìn từ bàn thờ ra ngoài thì di ảnh của người có giới tính nam sẽ được đặt ở phần phía bên trái và di ảnh của người có giới tính nữ sẽ được đặt ở bên phải. Tuy nhiên, ngược lại nếu nhìn từ phía bên ngoài vào thì di ảnh của người nam sẽ được đặt bên phải và di ảnh của người nữ sẽ được đặt bên trái của bàn thờ.

Nguyên tắc nam tả - nữ hữu
Nguyên tắc nam tả – nữ hữu

Nguyên tắc “Nam Tả – Nữ Hữu” là quan niệm đã tồn tại từ rất lâu đời tại Việt Nam, ngoài áp dụng trong việc sắp xếp di ảnh thì nguyên tắc này vẫn được áp dụng trong đời sống hàng ngày như trong cưới hỏi, hay khi xem chỉ tay thì nam tay trái, nữ tay phải cũng xuất phát từ quan niệm “Nam tả nữ hữu”,…

Nguồn gốc của câu nói “nam tả nữ hữu” được cho rằng xuất phát từ một truyền thuyết của Trung Quốc cổ xưa, kể rằng khi Bàn Cổ khai thiên lập địa thì những bộ phận trên thân thể của ông đã hóa thân thành mặt trăng, mặt trời, đất đai, bầu trời, sông núi cùng với vạn vật. Trong đó thần mặt trời được hóa thân từ mắt trái, thần mặt trăng hóa thân từ mắt phải. Vậy nên thuyết âm dương của Đạo Gia được bắt đầu tư quan niệm lấy mặt trời là dương, mặt trăng là âm, sau đó dần mở rộng ra nhiều sự vật khác. 

Âm dương được coi như hai mặt đối lập của nhau nhưng lại cùng tồn tài và hòa hợp tạo nên thể thống nhất, cân bằng và tạo nên khởi đầu cho sự khởi đầu của muôn loài trong vũ trụ. Từ quan niệm âm dương này cổ nhân phân chia: trên, bên trái, nam là dương; dưới, bên phải, nữ là âm.

2.2 Đặt ảnh thờ ông bà, bố mẹ theo thứ bậc

Nguyên tắc đặt ảnh thờ theo thứ bậc là thứ bậc càng lớn thì vị trí ảnh càng cao. Theo đó, ảnh sẽ được đặt theo thứ tự từ cao đến thấp theo vai vế. Người có vai vế cao nhất sẽ đặt ở phía trên, phía dưới là ảnh thờ của những người có vai vế thấp hơn.

Ví dụ, ảnh thờ cụ ông và ảnh thờ cụ bà chắc chắn sẽ phải đặt cao hơn ảnh thờ của bố hoặc mẹ. Trong trường hợp gia đình có nhiều thế hệ, nên lựa chọn bàn thờ đứng, bàn thờ nhị cấp, tam cấp để việc sắp xếp ảnh thờ và các vật phẩm thờ cúng khác được gọn gàng hơn.

Nguyên tắc đặt ảnh thờ theo thứ bậc là thứ bậc càng lớn thì vị trí ảnh càng cao
Nguyên tắc đặt ảnh thờ theo thứ bậc là thứ bậc càng lớn thì vị trí ảnh càng cao

2.3 Cách sắp xếp ảnh thờ kết hợp thờ Phật

Đối với những gia đình thờ Phật và kết hợp bàn thờ gia tiên với bàn thờ Phật thì cần phải lưu ý tượng Phật cần đặt ở chính giữa hoặc tranh, ảnh Phật treo trên bàn thờ gia tiên cần treo cao hơn di ảnh và được treo ở phần trung tâm của ban thờ, di ảnh gia tiên ở hai bên có thể thấp hơn một chút.

Tranh, ảnh Phật và ảnh thờ ông bà, bố mẹ cần phải được vệ sinh thường xuyên, tránh để bám bụi, bám mạng nhện gây mất thẩm mỹ và sự tôn nghiêm của không gian thờ.

Tùy thuộc vào hoàn cảnh và không gian thờ cúng mà mỗi gia đình có thể có thiết kế không gian bàn thờ khác nhau. Tuy nhiên, nếu gia đình có điều kiện thờ cúng thì nên tách bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên thành hai bàn thờ riêng biệt.

Bàn thờ gia tiên kết hợp với bàn thờ Phật
Bàn thờ gia tiên kết hợp với bàn thờ Phật

2.4 Vị trí của ảnh thờ trên bàn thờ

Về vị trí, ảnh phải được đặt ở chính giữa bàn thờ và sau bát hương. Đây là nguyên tắc sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên tối thiểu nhất mà gia chủ cần phải nắm rõ. Không chỉ để ông bà tổ tiên ngự trị đúng chỗ, điều này còn giúp cho việc cúng bái được thuận tiện hơn. 

Tuyệt đối không được đặt ảnh một cách tùy tiện vì điều này sẽ gây phiền toái cho gia chủ. Bởi lẽ, bàn thờ vốn là nơi tâm linh nhất, hội tụ nhiều linh khí nhất trong tổng thể ngôi nhà.

3. Kích thước ảnh thờ phổ biến trên bàn thờ gia tiên

Ngoài yếu tố đặt đúng vị trí thì ảnh thờ cần phải cân đối so với bàn thờ gia tiên, do đó việc lựa chọn kích thước ảnh thờ phù hợp cũng là điều gia chủ nên lưu ý. Kích thước khung ảnh thờ có thể đa dạng tùy thuộc vào sở thích và yêu cầu cá nhân, nhưng một số kích thước phổ biến thường được sử dụng trong không gian thờ cúng. Dưới đây là một số kích thước khung ảnh thờ phổ biến:

  • 20x30cm (8×12 inches): Đây là kích thước nhỏ phổ biến, thích hợp cho không gian nhỏ.
  • 30x40cm (12×16 inches): Một kích thước trung bình, phổ biến cho những bức hình thờ cúng có kích thước vừa và không gian trung bình.
  • 40x60cm (16×24 inches): Kích thước lớn hơn, thường được sử dụng cho những không gian thờ rộng.
  • 60x90cm (24×36 inches): Đây là kích thước lớn, thích hợp cho những không gian thờ cúng rộng hơn.

4. Những điều cấm kỵ sắp xếp ảnh thờ

Hiểu về những nguyên tắc đặt ảnh thờ ông bà, bố mẹ thôi chưa đủ, khi sắp xếp di ảnh các bậc tiền nhân gia chủ cũng cần để tâm tới những điều cấm kỵ sau:

  • Không để chân dung hai người trong một bức ảnh: Trong nhiều trường hợp, vì ông bà mất ở hai thời điểm sát gần nhau nên gia đình đặt chân dung hai người trong cùng một bức ảnh. Tuy nhiên, đây lại là điều tối kỵ mà gia chủ nên tránh. Bởi vì theo các chuyên gia phong thủy, điều này khiến cho ông bà tổ tiên cảm thấy không được tôn trọng. Từ đó, gia đình dễ gặp phải những chuyện xui, vận khí xấu. 
  • Đặt ảnh thờ lệch, ngang hàng với lư hương: Đôi khi, dù chỉ vô tình đặt ảnh thờ xô lệch, ngang hàng với lư hương cũng khiến cho gia chủ phạm vào tội bất kính. Điều kiêng kỵ này không chỉ khiến cho người đã khuất cảm thấy bị khinh thường mà còn tạo cơ hội cho cô hồn lợi dụng chỗ trống để ngự trị, cướp đồ thờ cúng. 
  • Duy trì dọn dẹp và hương khói: Bàn thờ gia tiên cần được duy trì và chăm sóc đều đặn. Vệ sinh bàn thờ, làm sạch ảnh thờ và thay đổi nhang đèn cúng thường xuyên để tạo một không gian thờ cúng trong sáng và tươi mới. Việc thắp hương bàn thờ gia tiên thường xuyên là điều nên làm vì sẽ mang lại cảm giác ấm cúng cho bàn thờ.

Xem thêm: Đặt phòng thờ sau phòng ngủ có sao không?

Ảnh thờ giúp con cháu lưu giữ và tưởng nhớ hình ảnh, dáng vẻ của người đã khuất cũng như phân biệt, chính danh cho vong linh người đã khuất. Vì vậy việc bài trí ảnh thờ phải vô cùng cẩn trọng. Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn “Cách đặt ảnh thờ ông bà, bố mẹ trên bàn thờ gia tiên”. Hy vọng bài viết sẽ giúp các gia chủ biết cách bài trí di ảnh của các vị tiền nhân cho đúng phong tục thờ cúng truyền thống của người Việt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *