Trong văn hóa tang lễ của người Việt nói riêng và của châu Á nói chung việc đeo khăn tang là điều bắt buộc đối với thân nhân của người đã khuất. Khăn tang không đơn thuần là một loại “tang phục” mà sâu trong đó còn có nhiều ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Tuy nhiên không phải tất cả người thân quên đều phải đeo khăn tang. Việc đeo khăn tang và lựa chọn loại khăn tang phù hợp còn phụ thuộc vào mối quan hệ của người mất đối với người đến tham dự tang lễ. Chính vì lẽ đó mà nhiều người vẫn còn đang thắc mắc, chưa biết được cụ thể “Khi nhà có người mất những ai phải đeo khăn tang?”. Vậy nên hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Khi nhà có người mất những ai phải đeo khăn tang?

Đối với phong tục từ thuở xưa ông bà ta truyền lại, thì trong tang lễ hầu hết người thân của người quá cố sẽ phải đeo khăn tang. Tất cả những người có cùng huyết thống, họ hàng xa hay gần, già hay trẻ miễn là có họ hàng với người đã mất thì đều phải đeo khăn tang. Cụ thể như: cha mẹ, anh chị em, cũng như cô chú, dì bác… Cần phải đeo khăn tang. Tuy nhiên hiện nay, việc đeo khăn tang chỉ bắt buộc với những thân nhân có quan hệ huyết thống trong gia đình, đối với các anh chị em họ hàng xa cách nhau nhiều đời là điều không còn bắt buộc. 

Lưu ý rằng, nếu bạn là họ hàng xa và không rõ bản thân có cần đeo khăn tang hay không, hãy hỏi các trưởng bối trong nhà và làm theo hướng dẫn.

 Đối với bạn bè, hay anh em không có họ với người mất thì không cần phải đội tang. Tuy nhiên, trong trường hợp người mất không có người thân nào trong gia đình thì những người quen tổ chức tang lễ nên đứng ra chịu tang. Tổ chức tang lễ và việc đeo khăn tang cuối cùng cũng chính là cách thể hiện lòng thành kính, tôn trọng và tình cảm từ người sống đối với người đã khuất. Việc đeo khăn tang cũng cần được thực hiện với lòng thành kính và tôn trọng, nếu không, việc đeo tang sẽ mất đi ý nghĩa của nó.

Khi nhà có người mất những ai phải đeo khăn tang
Khi nhà có người mất những ai phải đeo khăn tang

2. Những loại khăn tang phổ biến

Tất cả những người thân có cùng huyết thống với người mất đều phải đeo khăn. Tùy thuộc vào cấp bậc của mối quan hệ mà người ta chia khăn tang theo từng màu sắc. Theo “Thọ mai gia lễ”, sự phân biệt thứ bậc trong đeo khăn tang còn gọi là năm hạng tang phục. Cụ thể, trong đám tang người mất, gia quyến sẽ đeo khăn tang theo màu dưa trên vai vế như sau:

  • Các con cháu/anh chị em đeo khăn tang màu trắng. Con cái thắt khăn để dài từ đâu xuống vai
  • Chắt đeo khăn tang vàng
  • Chút đeo khăn màu đỏ
  • Chít đeo khăn màu tím
    Chắt đeo khăn tang vàng
    Chắt đeo khăn tang vàng

Thông thường người mất nếu có cháu thì vẫn đeo khăn tang màu trắng. Ngoài ra, ở một số địa phương thì cháu nội sẽ mang khăn chấm đỏ, còn cháu ngoại sẽ đeo khăn chấm xanh.

3. Ý nghĩa của việc đeo khăn tang

Đeo khăn tang là một trong những nghi thức quan trọng trong văn hóa tang lễ bao đời nay của dân tộc ta. Dưới đây là một số ý nghĩa của việc đeo khăn tang:

  • Biểu tượng của lòng thành kính và sự tôn trọng: Thông qua màu trắng của khăn và cách khăn được đeo trên đầu đã này cũng thể hiện sự hiếu nghĩa,sự đau buồn cùng một nỗi nhớ thương vô cùng da diết của con cháu cũng như toàn thể những người thân còn sống.
  • Thể hiện sự an ủi và sẻ chia: Đặc biệt đối với gia đình người mất, họ hàng đeo khăn tang cũng là một cách an ủi, san sẻ phần nào nỗi buồn và cùng nhau vượt qua nỗi đau khi gia đình mất đi một thành viên. Từ đó, càng thể hiện rõ nên lòng nhân đạo và tình cảm giữa người với người.
  • Phân biệt vai vế và thể hiện lòng hiếu thảo: Thông qua màu sắc khăn tang, người ngoài nhìn vào có thể thấy và biết được toàn bộ con cháu quy tụ từ mọi nơi về trước hương linh của người quá cố và tiễn đưa họ về nơi an nghỉ cuối cùng.
  • Nét đẹp văn hóa truyền thống: Việc đeo khăn tang là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Trải qua hàng nghìn thế hệ thì nghi thức đeo khăn tang vẫn được giữ trọn, không bị mai một, thể hiện những giá trị đạo đức tốt đẹp và bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt.
    Ý nghĩa của việc đeo khăn tang
    Ý nghĩa của việc đeo khăn tang

4. Khi con cái mất trước cha mẹ thì có để tang không?

Ngoài những mối quan hệ liệt kê ở trên về khi nhà có người mất những ai phải đeo khăn tang thì chúng ta cũng cần biết rõ hơn về mối quan hệ thân thiết nhất, đó là cha mẹ và con cái. Trong gia đình, bất cứ sự mất mát nào về thành viên đều là nỗi đau khó tả và hằn sâu vào trái tim của người còn sống. Đặc biệt là đối với trường hợp “người đầu bạc tiễn người đầu xanh”. Bởi vậy, hiện nay khi mất đi con cái, cha mẹ đeo có thể choàng khăn tang trắng lên cổ là cách thể hiện lòng thương tiếc và tình cảm sâu đậm.

Trong một số địa phương và vùng miền, có quan niệm từ lâu rằng cha mẹ là người đã sinh ra và nuôi dưỡng con cái. Việc con cái mất trước cha mẹ được coi là hành động bất hiếu, bởi vì cha mẹ chưa được trả ơn công nuôi dưỡng và còn bị bỏ lại trên trần gian khi chưa hoàn thành nghĩa vụ hiếu nghĩa đối với cha mẹ. Do đó, trong lễ tang, người thân thường quấn khăn tang lên đầu thi thể.Điều này thể hiện việc con cái ở dưới cõi âm cũng phải để tang để báo hiếu sẵn cho người còn sống. Tuy nhiên hiện nay đa số đều thực hiện quấn khăn tang lên di ảnh.

5. Một số lưu ý về việc đeo khăn tang

5.1 Thời gian đeo khăn tang

Thời gian xả tang sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vai vế của người đang đeo tang. Thời gian được cởi khăn tang có thể trong 49 ngày, 3 tháng hay thậm chí là 3 năm tuỳ theo thời hạn chịu tang. Còn những ai không chịu tang thì đa số đều sẽ xin bỏ tang ngay tại nghĩa trang, nhưng khăn tang trắng sẽ được thu gom và đốt tại chỗ. Khi thực hiện nghi thức xả tang, điều này có ý nghĩa thông báo cho mọi người biết rằng gia đình đã kết thúc thời gian chịu tang. Đặc biệt, hành động xả tang cũng được thực hiện để cầu mong cho người đã khuất có được sự yên bình và siêu thoát.

Trong thời gian chịu tang, người ta thường tin rằng không nên thực hiện một số dự định hoặc tránh một số việc trong cuộc sống. Điều này được xem là cách giảm bớt những điều không may mắn đối với người sống.

Thời gian xả tang sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vai vế của người đang đeo tang
Thời gian xả tang sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vai vế của người đang đeo tang

5.2 Mang khăn tang về nhà có sao không?

Ngoài những người có nghĩa vụ phải chịu tang với khoảng thời gian nhất định, thì những người khác không nên mang khăn tang về nhà. Khi tham gia lễ tang, nên bỏ khăn tang tại lối vào, nên bỏ lại ở ngã tư đầu tiên sau khi rời khỏi đám tang cũng là một lựa chọn. Để tránh gặp vận rủi, xui xẻo và giữ vững tinh thần tôn trọng thì không nên mang khăn tang về nhà.

Xem thêm: Nhà có tang sau bao lâu mới được đi đám cưới

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi “Khi nhà có người mất những ai phải đeo khăn tang?”. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý đọc giả hiểu hơn về ý nghĩa của khăn tang cũng như là đeo khăn tang nói riêng đều là một văn hóa đẹp, phản ánh tình yêu thương giữa người thân trong gia đình và trong phong tục ngàn năm của người Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *