Theo quan niệm tử vi, mỗi người mỗi năm đều có một chòm sao chiếu mệnh khác nhau. Trong đó có những chòm sao tốt, người nào được chiếu bởi những chòm sao này sẽ gặp may mắn, tài lộc trong năm đó. Còn lại những người bị chiếu bởi chòm sao xấu sẽ dễ gặp xui xẻo, rủi ro. Chính vì lẽ đó, nên khi bị những sao xấu chiếu mệnh người ta thường phải lập đàn lễ để giải hạn do chòm sao mang lại. Trong bài viết này hãy cùng nhau tìm hiểu về lễ vật cúng sao giải hạn gồm những gì và nghi thức thực hiện như thế nào.

1. Cúng sao giải hạn là gì?

Trong tử vi, có 9 chòm sao chiếu mệnh (cửu diệu): Thuỷ Diệu, Thái Âm, Thái Dương, Mộc Đức, La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch, Thổ Tú, Vân Hớn. Chia thành:

  • Sao tốt: Sao Thái Dương, sao Mộc Đức, sao Thái Âm
  • Sao trung: Sao Thổ Tú, sao Vân Hớn, sao Thủy Diệu 
  • Sao xấu: Sao Kế Đô, sao La Hầu, sao Thái Bạch
    Cúng sao giải hạn là gì?
    Cúng sao giải hạn là gì?

Như đã nói ở trên, mỗi năm, mỗi người sẽ được một ngôi sao tử vi chiếu vào vận mệnh. Những ngôi sao đó có thể là sao tốt hoặc sao xấu. Sao xấu sẽ đem đến vận hạn, khó khăn về tiền bạc, sức khỏe, tình cảm, sự nghiệp, học tập trong cả năm. nếu “hạn” lớn còn nguy hại đến tính mạng. Chính vì thế, nếu muốn hết hạn đen gia chủ phải làm lễ cúng sao giải hạn. Việc dâng sao giải hạn không chỉ giúp bạn hóa giải vận mệnh xấu mà còn có thể cầu mong một năm an lành, gặp nhiều may mắn. Do đó, hiện nay người ta thường chuẩn bị lễ vật cúng dâng sao giải hạn vào tất cả các năm.

2. Lễ vật và văn khấn cúng sao giải hạn

2.1 Lễ vật cúng sao giải hạn gồm những gì?

Lễ vật cúng sao giải hạn không cần chuẩn bị cầu kỳ nhưng nên có những thứ cơ bản sau:

  • Đèn hoặc nến
  • Bài vị viết chính xác tên sao đưa lên bàn cúng
  • Mũ vàng
  • Đinh tiền vàng
  • Gạo, muối
  • Trầu, cau
  • Hương, hoa, phẩm oản, trái cây
  • Nước
    Lễ vật cúng sao giải hạn gồm những gì?
    Lễ vật cúng sao giải hạn gồm những gì?

Bạn sẽ chuẩn số lượng đèn, nến, bát hương, đinh tiền vàng tùy theo độ tuổi và giới tính.

Bài vị cúng sao giải hạn nên được viết trên giấy đồng màu với ngũ hành của từng sao, sau đó dán bài vị lên một chiếc que cắm vào ly gạo và đặt ở khoảng giữa phía trong cùng của bàn lễ. Nếu sử dụng sai bài vị có thể khiến lễ cúng không đạt được hiệu quả.

Màu sắc bài vị, số lượng nến cúng theo chòm sao giải hạn cụ thể như sau :

  • Sao Thái Bạch: Chọn bài vị có màu trắng, được viết chữ “Tây Phương Canh Tân Kim Đức Tinh Quân”. Khi cúng thắp 8 ngọn nến, lạy 8 lạy về phía Tây.
  • Sao Thái Dương: Sử dụng bài vị màu vàng, có chữ viết “Nhật Cung Thái Dương Thiên Tử Tinh Quân”. Thắp 12 ngọn nến, lạy 12 lạy về hướng Đông.
  • Sao Thái Âm: Khi cúng sao giải hạn hãy dùng bài vị màu vàng, trên bài vị được ghi “Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu Tinh Quân”. Chuẩn bị 7 ngọn nến, lạy 7 lạy về phía Tây. 
  • Sao Kế Đô: Dùng bài vị màu vàng, được ghi “Thiên Vĩ Cung Phân Kế Đô Tinh Quân”. Thắp 20 ngọn nến, lạy 20 lạy về hướng Tây.
  • Sao La Hầu: Khi cúng dùng bài vị màu đỏ, ghi chữ “Thiên Cung Thần Thủ La Hầu Tinh Quân”. Thắp 9 ngọn nến, lạy 9 lạy, quay về phía Bắc mà khấn. 
  • Sao Thủy Diệu: Sử dụng bài vị màu đỏ, được viết “Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức Tinh Quân”. Khi cúng thắp 7 ngọn nến, lạy 7 lạy về phía Bắc.
  • Sao Thổ Tú: Khi cúng sử dụng bài vị màu vàng, có chữ viết như sau: “Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Tinh Quân”. Thắp 5 ngọn nến, lạy 5 lạy về phía Tây.
  • Sao Mộc Đức: Sử dụng bài vị màu vàng hoặc màu xanh, được ghi “Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân”. Chuẩn bị 20 ngọn nến, lạy 20 lạy về phía Đông rồi khấn.
  • Sao Vân Hán: Dùng bài vị màu đỏ được viết như sau “Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức Tinh Quân”. Thắp 15 ngọn nến, lạy 15 lạy và quay mặt về phía Đông. 

Bàn hương án dâng sao giải hạn thường được đặt ở ngoài trời, có thể là ở sân trước nhà hoặc trên sân thượng. Tốt nhất trước khi làm lễ bạn nên tham khảo ý kiến của thầy cúng để có thể chuẩn bị số lượng lễ vật cúng sao giải hạn đầy đủ nhất.

2.2 Mẫu văn khấn cúng sao giải hạn

Một buổi lễ dâng sao ngoài những lễ vật cúng sao giải hạn, cần có một bài văn khấn. bạn bài văn khấn cúng sao giải hạn sau:

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương

Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế

Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cực Tử Vi Tràng Sinh Đại Đế

Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh Quân

Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh Quân

Con kính lạy ngài Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh Quân

Con kính lạy ngài Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân Quân

Tín chủ con là: ………………………

Tuổi: ……………………………………………

Trụ tại: ……………………………………….

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ….., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ làm lễ) ………………… để làm lễ giải hạn sao ……………. chiếu mệnh, và hạn: ………….. Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn: ban phúc lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng. Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

3. Bảng sao chiếu mệnh 2024 và thời gian cúng sao giải hạn

3.1 Bảng sao chiếu mệnh năm 2024 của nam

Sao chiếu mệnh

Năm sinh nam mạng

Sao Kế Đô 1973 1982 1991 2000 2009
Sao Vân Hán 1974 1983 1992 2001 2010
Sao Thái Dương 1975 1984 1993 2002 2011
Sao Thái Bạch 1976 1985 1994 2003 2012
Sao Thủy Diệu 1977 1986 1995 2004 2013
Sao Thổ Tú 1978 1987 1996 2005 2014
Sao La Hầu 1979 1988 1997 2006 2015
Sao Mộc Đức 1980 1989 1998 2007 2016
Sao Thái Âm 1981 1990 1999 2008 2017

3.2 Bảng sao chiếu mệnh năm 2024 của nữ

Sao chiếu mệnh

Năm sinh nữ mạng
Sao Thái Dương 2009 2000 1991 1982 1973
Sao La Hầu 2010 2001 1992 1983 1974
Sao Thổ Tú 2011 2002 1993 1984 1975
Sao Thái Âm 2012 2003 1994 1985 1976
Sao Mộc Đức 2013 2004 1995 1986 1977
Sao Vân Hán 2014 2005 1996 1987 1978
Sao Kế Đô 2015 2006 1997 1988 1979
Sao Thủy Diệu 2016 2007 1998 1989 1980
Sao Thái Bạch 2017 2008 1999 1990 1981

3.3 Thời gian cúng sao giải hạn

Cúng giải sao Ngày cúng âm lịch
Sao Thái Bạch 15 hàng tháng hoặc đầu năm mới
Sao Kế Đô 18 hàng tháng hoặc đầu năm mới
Sao Thổ Tú 19 hàng tháng hoặc đầu năm mới
Sao Thủy Diệu 21 hàng tháng hoặc đầu năm mới
Sao Vân Hán 29 hàng tháng hoặc đầu năm mới
Sao Thái Dương 27 hàng tháng hoặc đầu năm mới
Sao Thái Âm 26 hàng tháng hoặc đầu năm mới
Sao Mộc Đức 25 hàng tháng hoặc đầu năm mới
Sao La Hầu 8/1 hoặc 8/8 (âm lịch)

4. Lưu ý khi cúng sao giải hạn

Để có một lễ cúng giải hạn được hoàn chỉnh cần nhớ những lưu ý sau:

  • Lễ cúng nên được làm vào ngày âm lịch. Mỗi sao chiếu mệnh sẽ có một ngày giải hạn khác nhau.
  • Gia chủ cần mặc quần áo chỉnh tề khi làm lễ. Mâm lễ vật cúng sao giải hạn cần đặt ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ.
  • Lễ cúng có thể thực hiện ở ngoài trời hoặc trong nhà chỉ cần bạn có lòng thành tâm. Nhưng để tốt nhất thì bạn nên làm lễ ở những khu vực thoáng đãng như sân trước nhà hoặc sân thượng.
  • Sau khi cúng xong, lễ vật cúng dâng sao giải hạn như tiền, vàng đem đi làm từ thiện. Vàng mã, bài vị đem đi hóa (bài vị không hóa có thể cất giữ nơi trang nghiêm).
    Những lưu ý khi cúng sao giải hạn
    Những lưu ý khi cúng sao giải hạn

Xem thêm: Sao Vân Hán là gì? Năm 2024 chiếu mệnh tuổi nào?

Cúng sao giải hạn là một tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu đời và được truyền lại qua nhiều thế hệ. Vì thế nhiều người thực hiện nghi lễ cúng này để mong rằng giải được vận xui và tránh được những điều không may mắn, năng lượng xấu do những những chòm sao xấu mang lại. Hy vọng bài viết trên đã giúp quý vị biết được lễ vật cúng sao giải hạn gồm những gì, cách bài trí đồ lễ như nào cho đúng cũng như biết được năm 2024 mình có bị chòm sao nào chiếu mệnh không. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *