Trong phong tục thờ cúng của người Việt, bát hương là một vật dụng vô cùng quan trọng và tâm linh. Bát hương là nơi chứa đựng nhiều linh khí nhất và là đồ thờ thiêng liêng nhất trên bàn thờ của mỗi gia đình, dòng tộc. Tại đây, con cháu thắp hương như cách để kết nối với ông bà tổ tiên ở thế giới bên kia. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm và bốc như thế nào mới chuẩn? Vậy hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm là tốt nhất, hợp lý nhất để mang đại cát đại lợi cho gia chủ và tránh phạm đến các bậc bề trên.

1. Nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm là tốt nhất?

Theo quan niệm và niềm tin của người Việt Nam, hầu hết mọi gia đình thường bốc bát hương vào dịp cuối năm cụ thể là vào ngày 23 tháng chạp vì ngày này mọi người thường soạn sửa nhà cửa, dọn dẹp bàn thờ, đồ thờ để tiến hành cúng Ông Táo về trời.

Nên bốc bát hương vào 23 tháng Chạp
Nên bốc bát hương vào 23 tháng Chạp

Ngoài ra, gia chủ cũng nên tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà có thể còn nhiều ngày tốt khác như ngày 24, 26, 27 âm lịch. Gia chủ cần phải xem ngày bốc bát hương sao cho phù hợp nhất với tuổi của mình tuy nhiên cũng cần lưu ý tranh chọn các ngày xung khắc với tuổi để tránh gặp phải những khó khăn, trắc trở, kém may mắn. Việc chọn ngày bốc bát hương thường dựa vào:

  • Ngày bốc bát hương phải hợp tuổi gia chủ, ưu tiên những ngày tài lộc, quý nhân theo tuổi của gia chủ.
  • Lựa chọn các ngày đẹp phải có sao tốt hội chiếu như ngày Đại An, Tiểu Cát và Tốc Hỷ.
  • Nên tránh bốc bát hương vào ngày: Tam Nương, sát Chủ, Nguyệt Kỵ, Không vong.
  • Nên chọn giờ hoàng đạo trong ngày để thực hiện nghi lễ bốc bát hương. Giờ hoàng đạo thường mang theo năng lượng tích cực và tốt cho các hoạt động tâm linh.
  • Trong trường hợp không thể chọn ngày tốt, bạn có thể chọn giờ hoàng đạo trong ngày để bốc bát hương

Tuy nhiên dù có chọn được ngày đẹp để bốc bát hương hay bốc vào một ngày, tháng nào gia chủ cũng cần phải đặt tâm mình vào cũng như toàn bộ lòng thành, cung kính khi thực hiện thì mới nhận được nhiều tài lộc, may mắn.

2. Ai thích hợp để tiến hành bốc bát hương

Bát hương là đồ thờ cúng tổ tiên và các vị thần linh, mang ý nghĩa tâm linh quan trọng nên ngoài chọn được thời điểm phù hợp thì cũng cần trú trọng đến người trực tiếp tiến hành thực hiện bốc bát hương. Không phải tùy tiện ai cũng có thể làm được. Nếu là người vô cùng cẩn thận và duy tâm thì gia chủ nên mời nhờ đến sự trợ giúp của các sư thầy hoặc những người tu tại gia để tiến hành nghi lễ bốc bát hương để được linh nghiệm và có được sự cẩn trọng nhất có thể. Hoặc gia chủ có thể tự thực hiện tại nhà nếu gia chủ là một người tâm hướng thiện, có đủ sự tỉ mỉ, cẩn thận, thành tâm và luôn tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình bốc bát hương là được.  

3. Quy trình bốc bát hương tại nhà

Khi bốc bát hương mới cần thực hiện lần lượt và tuân thủ theo đúng quy trình sau:

Bước 1: Vệ sinh bát hương trước khi tiến hành bốc bát hương

Vệ sinh bát hương là điều cực kỳ quan trọng và phải tiến hành mua bát hương mới. Gia chủ không nên chỉ dùng nước để lau rửa bát hương mà tốt nhất là dùng rượu trắng đun sôi với vài lát gừng đã được giã nhỏ. Cách làm này vừa có thể trừ tà và cũng là tẩy đi các vết bụi bẩn bám trên bát hương. Sau khi lau xong thì dùng khăn khô sạch để lau lại rồi để ráo.

Chuẩn bị một chậu nhôm, sử dụng khoảng 3 – 5 hoặc 7 xấp tiền âm tiến hành đốt trong chậu. Tiến hành úp bát hương lên lửa và thực hiện quay miệng bát 3 vòng thuận chiều kim đồng hồ, 3 vòng ngược chiều kim đồng hồ. Đây là bước để đốt các tà ma, vong hồn ác linh.

Bước 2: Chuẩn bị cốt bát hương 

Cốt bát hương bao gồm: lấy phần tro của xấp tiền đã đốt ở trên vào đáy bát hương, đây gọi là cốt kim ngân (tiền vàng), và một túi cốt thất bảo. Việc sử dụng tro rơm nếp để làm cốt bát hương sẽ giúp cho việc cắm nhang, cắm hương trở nên dễ dàng hơn và tránh được trường hợp làm gãy chân nhang, chân hương.

Bước 3: Chuẩn bị mâm cúng và tiến hành bốc bát hương

Trước khi tiến hành bốc bát hương, gia chủ cần phải rửa tay bằng rượu gừng. Khi bốc bát hương thì gia chủ cũng nên nắm từng nắm tro để cho vào. Khi bốc tro vào bát hương nên đến số lần bốc và bốc theo số lẻ , ví dụ như: 5 – 9 – 13 – 17 – 21 bốc. Không nên ấn chặt hay nén tro xuống bát hương và khi tro đã đầy nửa bát hương thì gia chủ cho thất bảo vào và tiếp tục cho tro khi đầy miệng bát hương.

Tiến hành bốc bát hương
Tiến hành bốc bát hương

Trước khi bốc bát hương nào thì gia chủ cũng phải khấn nhỏ là “Con…(họ và tên)…xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)”. 

Quá trình đốt kim ngân, bốc tro vào bát hương nên niệm chú:

“Bát hương này con xin thờ …. (Đức thánh tổ hay Bà Cô tổ hay gia tiên tiền tổ nhà mình…) Mỗi khi con thắp hương lên xin kính thỉnh Đức thánh tổ của dòng họ, bà Cô tổ và ông bà gia tiên về với chúng con nhận hương, hoa, quả, đồ lễ chúng con dâng cúng.”

Thông thường khi bốc bát hương cho bàn thờ gia tiên sẽ bao gồm 3 bát hương nên gia chủ cần phải để riêng ra để tránh nhầm lẫn giữa bát hương gia tiên, thần linh và bát hương của bà cô ông mãnh.

Bước 4: Cẩn thận đặt bát hương lên bàn thờ

Sau khi bốc bát hương xong, gia chủ có thể đặt bát hương lên bàn thờ. Đối với bàn thờ gia tiên thì bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ông mãnh ở bên trái và bát hương gia tiên ở bên phải theo hướng nhìn từ trong ra. Lưu ý gia chủ có thể để lại 5 chân nhang để cắm lại lên bát hương, những chân nhang còn lại gia chủ nên đốt đi và thả tro xuống sông suối hoặc chôn xuống đất.

Bước 5: Thắp hương, dâng lễ 

Sau khi làm xong các thủ tục nghi thức thì gia chủ tiến hành thắp nén hương đầu tiên với lòng thành kính đối với tổ tiên thần phật sau khi sếp xắp đầy đủ các vật phẩm thờ cúng như bài vị, di ảnh thờ thờ nếu có.

4. Những lưu ý quan trọng khi bốc bát hương mới

  • Lựa chọn bát hương có chất liệu phổ biến như: gốm, sứ bởi tính thẩm mỹ cao, độ bóng và độ bền chất lượng, sẽ không mất thời gian khi vệ sinh. 
  • Cốt phía trong bát hương nên dùng tro, rơm, và đựng trong những bát hương có chất liệu cao cấp như thạch anh, lưu ly, hổ phách,.. Lưu ý không sử dụng cát để thay tro trong bát hương.
  • Bàn thờ không được ô uế, không sạch sẽ. Không đặt những vật lễ không cần thiết, hoa giả, hoa héo, vật sắc nhọn cạnh bát hương.
  • Người bốc bát hương là gia chủ hoặc thầy cúng. Người bốc bát hương sẽ quyết định tính linh của phong thủy cho nên người bốc này phải có tâm hướng thiện thì bốc hương mới tâm linh nhiệm màu. Không để phụ nữ có thai bốc hương.
  • Tác phong chỉnh tề, không ăn mặc luộm thuộm, xuề xòa.
    Những lưu ý quan trọng khi bốc bát hương mới
    Những lưu ý quan trọng khi bốc bát hương mới

Xem thêm: Có nên thắp hương hàng ngày không?

Cảm ơn quý vị đã tham khảo bài viết. Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc “Nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm” cũng như hướng dẫn đầy đủ quy trình bốc bát hương và những lưu ý cần nhớ khi thực hiện nghi thức linh thiêng này. Mong rằng sau khi bốc bát hương sẽ giúp cho gia chủ gặp được nhiều may mắn, tổ tiên phù hộ độ trì, đại cát đại lợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *