Phong thủy thờ cúng từ lâu là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Phong tục thờ cúng thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất. Đồng thời, nó cũng là một cách để con cháu trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu về “Phong thủy thờ cúng theo văn hóa của người Việt”, bao gồm những nguyên tắc phong thủy cơ bản trong việc thờ cúng cũng như những điều kiêng kỵ mà gia chủ cần lưu ý.

Phong thủy thờ cúng theo văn hóa của người Việt
Phong thủy thờ cúng theo văn hóa của người Việt

1. Nguyên tắc phong thủy thờ cúng theo văn hóa của người Việt

1.1 Nguyên tắc nhật nguyệt bát hương

Khi gia chủ sử dụng bát hương có hình ảnh 2 con rồng cần phải lưu ý nguyên tắc “Nhật nguyệt bát hương”. HÌnh ảnh 2 con rồng được khắc họa trên thân bát hương để tượng trưng cho hai cực Âm – Dương, thể hiện sự cân bằng giữa 2 cực trong nhân gian. Tạo hình rồng luôn được thực hiện theo một khuôn mẫu nhất định, là biểu tượng văn hóa, là hiện thân của sức mạnh và những điều tốt lành trong cuộc sống. Đi cùng với đó là hình mặt nguyệt chính là Thái cực. Theo một số quan niệm khác, hình tượng này cũng tương đương với viên ngọc sáng. Trong phong thủy người ta gọi đây là “Song long chầu nguyệt” là biểu tượng của sức mạnh quy tụ, sự hòa hợp của đất trời, cân bằng vũ trụ, thu hút năng lượng may mắn, tăng sức uy quyền và tài lộc cho gia chủ. Vì vậy, khi đặt hướng của bát hương sẽ để mặt nguyệt hướng ra bên ngoài chính diện. Mặt khác, hướng của bát hương còn phụ thuộc vào hướng của bàn thờ nên gia chủ nên quan tâm đến hướng đặt bàn thờ.

Nguyên tắc nhật nguyệt bát hương
Nguyên tắc nhật nguyệt bát hương

1.2 Nguyên tắc nam tả – nữ hữu

Một nguyên tắc khác biểu tượng cho hai thái cực âm – dương trong phong thủy thờ cúng là nguyên tắc “nam tả – nữ hữu”. Tả là trái, hữu là phải, nghĩa là nam ở bên trái, nữ ở bên phải, dương bên trái, âm bên phải. Theo nét văn hóa truyền thống người Việt, trên bàn thờ ảnh thờ ông đặt bên trái, ảnh thờ bà đặt bên phải theo hướng bàn thờ ra ngoài. Đôi Tỳ Hưu đặt trên bàn thờ Thần Tài với tượng giơ tay trái là nam đặt bên tay trái, nếu giơ tay phải là nữ đặt bên tay phải.

Nguyên tắc nam tả - nữ hữu
Nguyên tắc nam tả – nữ hữu

1.3 Nguyên tắc bài trí bàn thờ

Việc bày biện và sắp xếp đồ thờ trên bàn cũng là một việc vô cùng quan trong phong thủy thờ cúng. Nếu bài trí không đúng quy tắc và phong thủy sẽ dễ phạm phải đại kỵ, gây thất lễ với gia tiên và các vị thần linh dẫn đến nhiều điều không may đến cho gia đình. Gia chủ cần phải lưu ý những điều sau khi bài trí bàn thờ: Bàn thờ được chia thành 3 khu vực chính: trước bát hương, bát hương và đằng sau bát hương.

Phía trước bát hương: gồm có ba chén nước sạch ở giữa; mâm bồng trưng bày trái cây, trầu cau, tiền vàng ở hai bên.

Bát hương: thường được đặt ở chính giữa bàn thờ. Thông thường, bát hương thổ địa đặt ở giữa và hai bát còn lại thờ gia tiên và bà cô ông mãnh. Lưu ý, bàn thờ gia tiên tối kỵ dùng bát hương màu vàng bởi màu sắc này chỉ dành cho các vị thần, Hoàng Đế, quan lại,… 

Đằng sau bát hương:

  • Bình hoa: bàn thờ chỉ nên có một bình hoa, được đặt bên phải theo nguyên tắc “đông bình tây quả”. 
  • Tam sự (1 lư hương, 2 cây đèn): Lư hương thường được đặt giữa nơi thờ cúng, hai cây đèn đối xứng hai bên. 
  • Di ảnh: treo di ảnh của người đã khuất theo nguyên tắc “nam trái, nữ phải” theo hướng từ bàn thờ nhìn ra.  
  • Hoành phi câu đối: đặt sát tường ở vị trí trên cùng của bàn thờ.
    Sơ đồ bài trí bàn thờ gia tiên
    Sơ đồ bài trí bàn thờ gia tiên

1.4 Những điều cấm kỵ trong phong thủy phòng thờ

  • Bàn thờ gia tiên không được bày trí cao hơn bàn thờ thần Phật và cũng cần tránh xung đối với nhau. 
  • Bàn thờ đặt dưới xà ngang là thế cực kỳ xấu theo phong thủy phòng thờ cúng
  • Phòng thờ quá nóng thì dương khí thịnh, đi ngược với tiêu chí nghiêng về âm nơi thờ cúng. Vì vậy, hãy đảm bảo các nguyên tắc chống nóng để không gian này luôn thông thoáng, mát mẻ. 
  • Kiêng kỵ bàn thờ đối diện cầu thang, thang máy hoặc nhà kho 
  • Phong thủy phòng thờ cúng đối diện hay gần nhà vệ sinh, phòng ngủ, phòng bếp sẽ cực kỳ bất lợi cho gia đình
  • Bàn thờ kiêng kỵ có đường xuyên tâm hoặc xung đối với cửa chính, cửa sổ 
  • Phòng thờ nằm bên dưới phòng vệ sinh, phòng ngủ hay chân cầu thang khiến gia đình dễ gặp bất trắc, bệnh tật. 
  • Bàn thờ dựa tường bằng phẳng, vững chãi thì vận khí gia đình mới ổn định, bình an
  • Phong thủy phòng thờ cúng yêu cầu cách nguồn xú uế (phế thải, bể phốt, chăn nuôi gia cầm gia súc,…) càng xa càng tốt. 

2. Những nghi thức thờ cúng tổ tiên bắt buộc

Các nghi thức thờ cúng tổ tiên thường đã được truyền lại từ đời này qua đời khác qua nhiều thế hệ. Thông thường, nghi thức thờ cúng cơ bản bắt buộc của người Việt là cúng – khấn – vái – lạy.

  • Cúng: Nghi thức cúng thường được thực hiện vào các ngày Rằm, mùng một, các ngày lễ tâm linh,…Cúng là phần nghi lễ chuẩn bị lễ vật, thắp hương, đốt đèn trên bàn thờ gia tiên. Mỗi gia đình có thể chuẩn bị mâm cúng mặn hoặc chay tùy thuộc vào điều kiện gia đình và lễ cúng khác nhau.
  • Khấn: Khấn là phần nghi lễ để con cháu tấu lên những điều muốn cầu xin với tổ tiên. Trong phần khấn, gia chủ cần xưng tên, ngày tháng làm lễ, nơi làm lễ, mục đích của buổi lễ, những điều cần tấu, cần xin. Gia chủ có thể khấn theo những bài văn khấn mẫu tùy vào từng lễ cúng cho phù hợp hoặc đơn giản là nghĩ gì tấu đó. Quan trọng nhất ở nghi thức khấn là lòng thành kính, là sự nhất tâm cầu.
  • Vái: Sau khi khấn những điều cần cầu xin lên với gia tiên, gia chủ sẽ phải vái. Vái là thao tác đưa hai tay lên chắp trước ngực. Tiếp theo, bạn đưa tay chắp lên ngang đầu, đồng thời đầu hơi cúi và khom lưng. Cuối cùng, bạn ngẩng đầu lên. Như vậy, một thao tác vái được hoàn thành.
  • Lạy: Vái và lạy là nghi thức thờ cúng tổ tiên đi cùng với nhau. Nghi thức này là để bày tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, người thân quá cố. Tùy vào từng lễ cúng, gia chủ có thể lạy 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy hoặc 5 lạy.

3. Những lưu ý khi thờ cúng

Ngoài việc nắm bắt được những nghi thức thờ cúng cơ bản, gia chủ cũng cần phải ghi nhớ những lưu ý sau khi thờ cúng để nghi thức thờ cúng được thành kính, trang trọng nhất.

  • Lau dọn bàn thờ trước khi thờ cúng: Đối với mỗi gia đình, bàn thờ là nơi linh thiêng, cao trọng nhất trong ngôi nhà, là nơi để các vị thần thánh và hương linh ông bà tổ tiên ngự về. Chính vì lẽ đó, bàn thờ gia tiên lúc nào cũng cần phải được sắp xếp gọn gàng, lau chùi sạch sẽ, đặc biệt là trước khi thực hiện các nghi lễ thờ cúng.Thông thường, gia chủ sẽ thanh tẩy, lau chùi bàn thờ với nước sạch hoặc nước rượu gừng.
  • Trang phục khi thờ cúng: Khi cúng bái, cần ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm. Không được mặc quần áo ngủ, đồ hở hang sẽ xúc phạm đến các bậc bề trên.
  • Thắp hương trước khi khấn vái: Trước khi khấn vái, gia chủ nên thắp hương, số lượng nén hương có thể tùy thuộc vào mỗi người. Cần thể hiện thái độ thành kính, cung kính. Lời khấn cần ngắn gọn, súc tích, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Sau khi khấn vái xong, cần đợi cho hương tàn hết mới được hạ lễ.
    Lau dọn bàn thờ trước khi thờ cúng
    Lau dọn bàn thờ trước khi thờ cúng

Xem thêm: Có nên thắp hương hàng ngày không?
Trên đây là toàn bộ nội dung của bài viết “Phong thủy thờ cúng theo văn hóa của người Việt”Phong thủy thờ cúng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Việc tuân thủ những nguyên tắc phong thủy trong thờ cúng sẽ giúp con cháu thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, đồng thời mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *