“Sau 49 ngày người chết có về nhà không?” Đây là một câu hỏi nhiều người thắc mắc khi người thân của mình giã từ cuộc sống nhân gian. Không biết họ có về thăm những người còn sống đang đau buồn thương nhớ hay là đã đi đến một cõi diệu huyền nào đó. Trong bài viết này hãy cùng nhau phân tích và tìm hiểu để có câu trả lời cho câu hỏi tâm linh này.

Sau 49 ngày người chết có về nhà không?
Sau 49 ngày người chết có về nhà không?

1. Sau 49 ngày người người chết có về nhà không?

Sau khi trút hơi thở cuối cùng, con người chỉ còn tâm thức (linh hồn). Lúc này linh hồn không còn cảm thấy cảm giác đau đớn của thể xác thay vào đó là cảm giác nhẹ nhàng, hân hoan khi nhìn thấy người thân ngay lúc đó. Nhưng rồi nhận ra người thân đang đau buồn khóc lóc xung quanh linh cữu của mình thì lúc đó tâm thức quyến luyến, không lỡ rời đi mà quanh quẩn bên xác và người thân.

Sau khi trút hơi thở cuối cùng, con người chỉ còn tâm thức (linh hồn)
Sau khi trút hơi thở cuối cùng, con người chỉ còn tâm thức (linh hồn)

Theo truyền thuyết, sau khi chết, vong linh người mất không ở lại lâu mà sẽ phải đi qua các cửa ngục tương ứng với nghiệp mà họ đã làm khi còn sống trong 49 ngày và được trở về nhà 7 lần trong vòng 49 ngày ấy. Mỗi lần về, họ sẽ đến thăm các thành viên trong gia đình và những nơi quen thuộc của họ. Điều này được coi là một cách để vong hồn tiếp tục du hành và tìm lại những kỷ niệm của cuộc đời đã qua. 

2. Làm gì để tạo công đức cho người đã mất

2.1 Làm việc thiện 

Sau khi chết, vong linh phải trả nghiệp nên những người còn sống nên làm những làm những việc thiện lành như sau để tạo công đức, lấy công đức đó hồi hướng cho hương linh người đã mất để họ được tiêu tội họ sớm vượt qua các cửa ngục sớm siêu thoát đến được với cõi an lạc vĩnh hằng:

  • Phóng sinh: Gia đình có thể thực hiện việc phóng sinh các loại động vật như cá, chim, và cúng cơm cho các linh hồn vô sản để giúp giảm khổ cho họ. 
  • Ăn chay: Gia đình có thể thực hiện việc ăn chay trong suốt giai đoạn 49 ngày để tạo ra sự thanh tịnh và cầu nguyện cho người mất. 
  • Niệm kinh Phật: Gia đình có thể thường xuyên niệm kinh Phật để gửi lời cầu nguyện và tạo công đức cho người mất.
  • Cúng dường và thắp hương: việc này sẽ giúp linh hồn được bảo vệ và chăm sóc gia đình sau khi qua đời. Đồng thời giúp linh hồn được thanh tịnh và tiếp tục hành trình đến nơi an nghỉ cuối cùng.
    Người thân phóng sinh để tích đức cho linh hồn
    Người thân phóng sinh để tích đức cho linh hồn

Nếu gia đình gặp khó khăn về điều kiện kinh tế, họ có thể phóng sinh tùy theo khả năng của mình. Thậm chí, không cần thiết phải mời thầy cúng tiến hành các lễ truyền thống hoặc mở kinh Phật. Quan trọng nhất là lòng thành kính và tôn trọng trong việc tạo công đức cho người mất.

2.2 Làm lễ cúng 49 ngày

Lễ cúng 49 ngày là lễ cúng cầu siêu, cũng là một cách giúp cho vong linh người quá cố sớm được siêu thoát, không còn vấn vương luyến tiếc thế gian mà bước vào hành trình luôn hồi tái sinh.

Gia đình hãy chuẩn bị những lễ vật sau cho lễ cúng:

  • Mâm cơm đầy đủ: Gia đình nên cúng mâm cơm những món yêu thích của người mất và cần được trang trọng, đầy đủ để đảm bảo linh hồn người chết được no đủ.
  • Hương, hoa: Hương hoa vừa giúp làm sạch ngôi nhà vừa thể hiện sự tôn trọng, thành kính với người khuất.
  • Lễ siêu: Gia đình có thể đến chùa hoặc mời thầy về làm lễ cầu siêu cho người chết. Lễ cầu siêu là một hoạt động quan trọng giúp linh hồn người quá cố an tâm tiếp tục hành trình và tìm được con đường chuyển kiếp. Không chỉ vậy, làm lễ còn giúp người ở lại cảm thấy thanh thản, nhẹ lòng hơn.
    Lễ cúng 49 ngày
    Lễ cúng 49 ngày

Xem thêm: Tâm thức của người mất sau 49 ngày sẽ đi về đâu?

Bài viết trên giúp quý vị giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc về “ Sau 49 người chết có về nhà không?” dựa trên góc độ văn hóa và quan niệm tâm linh của người Việt từ xưa đến nay. Tùy vào niềm tin của mỗi người nhưng dù người đã mất có trở về hay không thì những người thân còn sống vẫn luôn thương nhớ và giữ mãi hình bóng của họ trong lòng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *