Cây phong thủy cây lộc vừng không chỉ là một cây cảnh đẹp mà còn mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ. Hãy cùng nhau tìm về nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa phong thủy cây lộc vừng trong bài viết viết này nhé.
Danh Mục
1. Nguồn gốc cây lộc vừng
Lộc vừng hay còn được biết đến với tên gọi cây mưng (tên khoa học: Barringtonia acutangula), là một loài cây thuộc chi Lộc vừng. Đây là loài cây bản địa của các vùng đất ven biển ở Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippin và Queensland. Ở Việt Nam, cây lộc vừng mọc khắp nơi, từ Bắc vào Nam và ra tới Côn Đảo.
Cây thuộc nhóm cây Tam đa bao gồm cây Sung (Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), và cây Vạn tuế (Thọ). Do mang chữ “Lộc” trong tên, nên cây lộc vừng thường là cây cảnh trồng trong sân vườn, không chỉ để tạo bóng mát mà còn để hút tài lộc.
2. Đặc điểm của cây lộc vừng
Lộc vừng là cây thân gỗ, chắc khỏe, thường có chiều cao trung bình từ 15 đến 20 mét và đường kính trung bình là khoảng 40-50 cm. Thân cây ở giai đoạn cây non có màu xanh, nhưng khi già hóa, thân cây sẽ trở nên sần sùi và có màu nâu xám.
Cây lộc vừng có nhiều cành nhánh phát triển về nhiều hướng khác nhau, tạo nên một tán lá rộng. Lá cây lộc vừng có hình mác và hoa có hai màu là trắng với đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt. Cây hoa lộc vừng thường nở tháng 3 và kết thúc vào tháng 8, lúc này cây cho ra hoa xum xuê và thoang thoảng hương thơm.
Quả của cây lộc vừng có hình dạng hộp hoặc tròn khi cắt ngang, 4 cạnh lồi, mỗi cạnh đều có rãnh dọc chứa một hạt. Đường kính khoảng 9-11 cm và được bao bọc bởi một lớp xơ dày xung quanh hạt. Lớp xơ dày bao quanh quả giúp nó luôn nổi trên nước khi rơi xuống. Quả cây khi còn non có màu xanh, sau đó chuyển sang màu vàng nâu khi chín.Quả của cây lộc vừng có hình dạng.
Cây lộc vừng có đa dạng chủng loại và màu sắc khác nhau, ở Việt Nam có ba dạng thường thấy là lộc vừng đỏ, lộc vừng trắng và cây rau vừng. Mỗi loại mang những đặc điểm và vẻ đẹp riêng biệt.
2.1 Cây lộc vừng hoa đỏ
Cây lộc vừng hoa đỏ là loại được ưa chuộng và chọn trồng nhiều nhất vì cây có hoa màu đỏ rực rỡ và kèm theo mùi hoa thoang thoảng. Loại này có nguồn gốc từ vùng đất ngập ở các nước ven biển thuộc Nam Á, Bắc Úc, các quần đảo ở Philippines và đảo Queensland. Tại Việt Nam do hoa có màu đỏ kèm theo cái tên may mắn nên được nhiều gia đình chọn làm cây cảnh trong nhà.
2.2 Cây lộc vừng hoa trắng
Chủng lộc vừng này có hoa màu trắng, bắt mắt, hoa lộc vừng trắng nở từng chùm trắng nên thường được trồng với mục đích trang trí cảnh quan hay làm đẹp sân vườn.
3. Ý nghĩa phong thủy cây lộc vừng
Cây lộc vừng được nhiều người ưa chuộng vì ý nghĩa phong thủy mà loài cây này mang lại:
- Biểu tượng của tài lộc:“Lộc” – tài lộc, của cải, “Vừng” sự nhiều, dồi dào. Ngay trong tên gọi của cây đã cho thấy được sự thịnh vượng, may mắn
- Cây còn mang theo ý nghĩa về sự hòa thuận trong gia đình và sự đoàn kết anh em, thể hiện qua sự gắn bó của các cành lá và sự kết chùm của hoa.
- Gốc cây lộc vừng to, vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển, che chở cho người yếu thế.
- Tuổi thọ cao của cây lộc vừng mang ý nghĩa trường thọ, bách niên giai lão.
- Hoa màu đỏ rực, dài và rũ xuống như chùm pháo hoa đẹp, đại diện cho may mắn, hỷ sự, sung túc, hưng vượng, vui vẻ và hạnh phúc,…
- Mỗi năm lộc vừng chỉ nở hoa 1 lần duy nhất. Có nhiều người tận dụng thời gian lộc vừng nở hoa để bắt đầu một vụ kinh doanh, Lộc Vừng ra hoa nghĩa là thành công nở rộ
Tuy nhiên, khi trồng cây lộc vừng trước nhà bạn cũng nên chú ý tới những điều sau, nếu không sẽ chỉ gây hại mà không có lợi:
- Tránh trồng chắn giữa lối đi: Trồng cây lộc vừng giữa lối đi sẽ cản trở luồng vượng khí lưu thông từ bên ngoài vào trong nhà khiến tài lộc khó vào nhà. Vị trí tốt nhất để trồng cây lộc vừng là bên trái hoặc bên phải trước nhà.
- Không nên trồng sát nhà hoặc sát tường: Khi trồng trong môi trường tự nhiên, cây lộc vừng thường sẽ phát triển mạnh mẽ, đường kính thân cây lớn, tán lá sum suê, bộ rễ khỏe. Trồng sát tường hoặc sát nhà có thể gây nguy hiểm cho ngôi nhà của bạn nếu như cây bị gãy cành, bật gốc. Nhưng nếu trồng trong chậu, kích thước cây nhỏ thì bạn không cần lo lắng về vấn đề này.
4. Công dụng của cây lộc vừng trong đời sống
Ngoài ý nghĩa phong thủy cây lộc vừng còn có nhiều công dụng hữu ích khác trong cuộc sống. Hoa lộc vừng có mùi thơm thoang thoảng, lá cây to, có tác dụng thanh lọc không khí, tiêu diệt vi khuẩn và xua đuổi côn trùng gây hại. Ngoài ra, khi cây lộc vừng phát triển cao lớn và tỏa bóng mát, cây sẽ che mưa chắn gió cho ngôi nhà của bạn và làm đẹp mỹ quan
Đặc biệt, cây lộc vừng còn là một dược liệu quý giá. Các bộ phận của cây lộc vừng có nhiều công dụng đặc biệt đối với sức khỏe. Theo Đông Y, cây lộc vừng có tính bình, vị ngọt và hạt thơm, giúp chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt trong việc điều trị cơ thể suy nhược và tóc bạc sớm. Dưới đây là một số công dụng chính của cây lộc vừng:
- Quả cây lộc vừng: Quả cây lộc vừng được sử dụng để trị ho, hen suyễn, chữa chàm và đau răng. Với thành phần tự nhiên và an toàn, quả cây lộc vừng là một phương thuốc hữu hiệu trong việc điều trị các vấn đề hô hấp và da liễu.
- Rễ cây lộc vừng: Rễ cây lộc vừng có vị đắng, có giá trị trong việc chữa trị viêm, nấm da và bào chế thuốc trị sởi, thanh nhiệt. Rễ cây lộc vừng còn được sử dụng để giảm viêm và làm mát cơ thể, giúp điều trị hiệu quả các bệnh về da và nhiễm trùng.
- Hạt cây lộc vừng: Hạt cây lộc vừng chứa tanin và một số dưỡng chất quý giá khác, được Tây Y sử dụng để bào chế thuốc trị ung thư, giảm đau và kháng nấm. Ngoài ra, hạt cây lộc vừng còn được sử dụng để trị tiêu chảy, kiết lỵ và đau mắt.
- Lá cây lộc vừng: Lá cây lộc vừng được biết đến là một dược liệu trị bệnh trĩ hiệu quả. Với tính chất làm dịu và kháng viêm, lá cây lộc vừng giúp giảm các triệu chứng của bệnh trĩ và cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Vỏ cây lộc vừng: Vỏ của cây lộc vừng được sử dụng để làm thuốc trị tiêu chảy và kiết lỵ. Với khả năng kháng khuẩn và kháng viêm, vỏ cây lộc vừng là một phương thuốc hữu ích trong việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa.
5. Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng
5.1 Cách trồng cây lộc vừng
Có hai phương pháp chính để nhân giống cây lộc vừng: Ươm mầm từ hạt cây hoặc chiết cành. Tuy nhiên, để cây nhanh chóng phát triển hoa và có hình dáng đẹp, phương pháp chiết cành thường được ưa chuộng hơn. Hạt cây lộc vừng khá hiếm vì thông thường hoa không ra được nhiều quả. Việc chiết cành là một quá trình đơn giản hơn để trồng cây lộc vừng.
Thời gian thích hợp để chiết cành thường là vào khoảng tháng 6 và tháng 7, khi thời tiết nhiều nắng làm cho việc chiết cành trở nên thuận lợi nhất. Khi trồng cây lộc vừng chiết từ cây mẹ trong chậu, việc chọn kích thước chậu phù hợp với kích thước cây con rất quan trọng. Chất đất cần được chọn sao cho giàu dinh dưỡng, có thể kết hợp với phân chuồng hoặc phân đã ủ để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây.
5.2 Cách chăm sóc cây lộc vừng
Cây lộc vừng là loại cây dễ chăm sóc
Việc chăm sóc cây lộc vừng không khó nếu biết cách áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây. Giai đoạn trồng cây quyết định tới 80% mức độ sinh trưởng và phát triển của cây. Kết hợp với các cách chăm sóc khoa học sẽ tạo ra một cây lộc vừng ra hoa đẹp đúng như mong muốn.
- Đất trồng: Đất trồng cây lộc vừng nên có độ tơi xốp cao và khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể trộn đất với trấu, xơ dừa hoặc phân chuồng để tăng khả năng sinh trưởng cho cây.
- Tưới nước: Thường xuyên tưới nước một ngày hai lần để giữ độ ẩm vừa phải, giúp cây ra rễ mới. Khi cây đã lớn mạnh, chứng tỏ rằng phần rễ của cây đã khá vững chắc.
- Bón phân: Cây lộc vừng có sức sống mạnh mẽ nên không cần bón phân thường xuyên. Tuy nhiên, để cây xanh tốt và phát triển đều các nhánh cành, bạn nên bón phân đạm theo định kỳ vài tháng một lần.
- Ánh sáng: Cây lộc vừng ưa sáng, vì vậy khi trồng và bố trí cây nên lựa chọn vị trí có ánh sáng đầy đủ. Tuy nhiên cần tránh ánh nắng gay gắt khi cây còn non.
- Nhiệt độ: Cây lộc vừng ưa nhiệt độ ấm áp, tuy nhiên cây vẫn có thể sinh trưởng ở cả môi trường lạnh và nóng.
- Phòng trừ sâu bệnh: Kiểm tra các bộ phận của cây lộc vừng thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh và có biện pháp diệt trừ phù hợp.
6. Lưu ý khi trồng cây lộc vừng tại nhà
Để trồng được cây lộc vừng khỏe mạnh và mang lại phong thủy, tài lộc, may mắn cho ngôi nhà của mình, gia chủ nên biết một số lưu ý sau:
Xem hướng cây
Với những người trồng lộc vừng nhằm giúp mang lại điềm tốt phong thủy cho gia chủ thì trước khi trồng các bạn nên nhờ thầy xem hướng trồng cây.
Mặt khác, xem quá trình trồng có phải tránh điều gì hay không để có được phong thủy tốt nhất cho gia chủ và cả gia đình.
Nếu có ý định trồng cây cảnh, trước hết bạn hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy xem địa thế, vị trí căn nhà của bạn có phù hợp để trồng trước nhà không hay nên trồng loại cây nào tương thích với mệnh của gia chủ,…
Lựa chọn không gian thoáng đãng trước nhà để trồng
Đối với lộc vừng khi trồng bạn nên lựa chọn những vị trí có không gian rộng, thoáng đãng.
Bởi thường những nhà ở thành phố có diện tích hạn chế, diện tích sân nhỏ sẽ không thích hợp để trồng lộc vừng lớn như thế sẽ chắn lối đi, rất bất tiện.
Không nên để cây mọc quá rậm rạp sẽ làm tắc đường sinh khi vào ngôi nhà, bạn nên dành thời gian cắt tỉa thường xuyên để tạo không gian sống thoải mái, thoáng đãng nhất.
Chăm sóc cây thật tốt không được để cây chết
Lộc vừng là cây phong thủy vì thế khi trồng cần chăm sóc tốt tránh để cây chết như thế sẽ mất lộc, mất của. Nếu trường hợp không may cây chết nên trồng cây khác vào vị trí đó để tránh gặp vận xui, không may mắn cho mình.
Xem thêm: Ý nghĩa phong thủy của hoa tường vi không phải ai cũng biết
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về nguồn gốc, đặc điểm cũng như ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cây lộc vừng và cách chăm sóc loại cây may mắn này.