Bàn thờ thiên là một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, bàn thờ thiên còn là một nét đẹp truyền thống của dân tộc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá bàn thờ thiên là gì? Ý nghĩa của bàn thờ thiên, cũng như hướng dẫn chi tiết cách lập bàn thờ thiên ngoài trời sao cho đúng phong thủy.
Danh Mục
1. Bàn thờ thiên là gì?
Bàn thờ thiên hay còn gọi là bàn thờ trời, bàn thờ ông thiên là nơi thờ cúng thần thánh cao nhất trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. “Thiên” theo từ điển Hán Việt có nghĩa là trời và bàn thờ thiên được hiểu ngắn gọn là bàn thờ Trời. Theo tín ngưỡng dân gian, xét về các đối tượng được thờ (Trời – Phật – Thánh – Thần) thì ông Trời xếp trước Phật. Do đó, thờ Trời là tín ngưỡng tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy trong đời sống hiện đại.
Trên thực tế không phải mọi gia đình đều lập bàn thờ thiên. Việc lập bàn thờ ngoài trời sẽ phụ thuộc vào quan niệm tâm linh của từng vùng miền hay từng gia đình cụ thể.
2. Ý nghĩa của bàn thờ thiên
Bàn thờ thiên có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa thờ cúng của người dân Việt Nam. Tuy nhiên không hẳn ai cũng biết rõ về ý nghĩa của bàn thờ thiên.
2.1 Thờ Trời
Bàn thờ thiên thường dùng để thờ Trời hay còn gọi là Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng Thượng Đế. Theo dân gian, Ngọc Hoàng là vị thần cao nhất trong tam giáo (Nho, Phật, Lão), được xem là vị thần cai quản cả vũ trụ và trần gian. Thờ Ngọc Hoàng là một cách để cầu mong sự may mắn, bình an và thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng.
Lập bàn thờ thiên để thờ trời là cách thể hiện lòng tôn trọng và niềm tin đối với thần linh, cầu mong được che chở, phù hộ.
2.2 Thờ tiền chủ
Ngoài dùng để thờ trời, bàn thờ thiên còn được đặt tại những ngôi nhà mới mua lại với mục đích thờ cúng tiền chủ – những người chủ trước của ngôi nhà. Đây là cách thể hiện sự tôn trọng cũng như lòng biết ơn, tri ân đối với những người đã sinh sống tại ngôi nhà ấy. cầu mong sự phù hộ của các vị tiền chủ sẽ bảo vệ cho gia đình chủ mới được bình an, thuận lợi khi sinh sống trong ngôi nhà mới. Việc thờ tiền chủ cũng là một truyền thống văn hóa lâu đời, phản ánh nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Việc duy trì và gìn giữ truyền thống này không chỉ giúp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về nguồn cội và bản sắc văn hóa của dân tộc.
3. Kích thước bàn thờ thiên ngoài trời
Kích thước thước bàn thờ thiên ngoài trời rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, sự hài hòa cũng như phong thủy, hiệu quả thờ cúng. Theo đó, kích thước bàn thờ ông thiên được tính toán dựa trên cung hoàng đạo của gia chủ và vị trí đặt bàn thờ, đảm bảo sự tương sinh, tương hợp theo ngũ hành. Không chỉ đáp ứng yêu cầu về mặt thẩm mỹ, bàn thờ thiên còn phải được tính toán, đo đạc sao cho chuẩn phong thủy.
3.1 Kích thước mặt bàn
Kích thước của mặt bàn thờ ngoài trời chuẩn phong thủy thường rơi vào 69x69cm, 69x81cm, 81×81 cm. Các số đo này bên cạnh liên quan trực tiếp đến vấn đền phong thủy còn là kích thước hợp lý để bày trí những đồ thờ cúng cần thiết.
Với những kiểu bàn thờ thiên không mái che thì phần mặt bàn thờ nên làm theo dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật để tiện bày trí đồ dùng không làm rơi vỡ trong suốt quá trình thờ cúng.
Với các kiểu bàn thờ thiên có mái che hay cách điệu mặt lục giác thì kích thước sẽ đa dạng hơn. Tuy nhiên các kích thước bàn thờ ngoài trời đều được đơn vị sản xuất thiết kế chuẩn phong thủy sẵn rồi. Bạn chỉ cần lựa chọn bàn thờ thiên ngoài trời phù hợp với gia chủ để thờ cúng cho chuẩn nhất thôi.
3.2 Chiều cao bàn thờ thiên
Chiều cao của bàn thờ thiên cần phải cân đối với kích thước của mặt bàn thờ để tạo nên sự hài hòa và cân đối tổng quan. Chiều cao bàn thờ thiên và độ rộng của cột phải đi theo với phần đế và phần cung thờ cũng phải chọn số đo cho thật hợp lý.
Thường phần chân đế của bàn thờ thiên cao khoảng 17 – 20 cm, phần trụ chính bàn thờ ngoài trời sẽ cao khoảng 70 – 80 cm. Như vậy tổng chiều cao bàn thờ ngoài trời thường đạt mức 110cm, phù hợp cho việc thờ cúng và lau dọn của gia chủ. Tuy nhiên, tùy vào phong thủy cũng như sở thích của từng người mà chiều cao bàn thờ thiên này có thể thay đổi từ 10 – 20cm.
4. Cách lập bàn thờ thiên ngoài trời chi tiết nhất
Khi lập bàn thờ thiên ngoài trời cần phải xem xét, lưu ý cẩn thận từ hướng đến vị trí cũng như tuổi tác của gia chủ. Chính vì vậy, cần phải tuân thủ những quy tắc và hướng dẫn khi lập bàn thờ thiên để tránh phạm vào những điều cấm kỵ để tránh ảnh hưởng đến nhà cửa, vận mệnh, sức khỏe và của toàn bộ các thành viên trong gia đình.
4.1 Vị trí đặt bàn thờ thiên
Bàn thờ thiên thì chắc chắn phải được đặt ở ngoài trời. Vị trí đặt bàn thờ thiên ở mép sân vườn là phù hợp nhất bởi có khoảng không phía trước rộng. Tại đây bàn thờ thiên có thể nhìn được góc rộng, thoáng rất tốt cho phong thủy. Đặt tại vị trí này gia chủ có thể thờ cúng thuận tiện hơn và dễ dàng đi lại và vệ sinh bàn thờ. Nhiều gia đình có hành lang nối từ cổng vào sân dài có thể chọn làm vị trí đặt bàn thờ thiên đều được. Tuy góc phía trước không rộng rãi như đặt ở mép sân nhưng vẫn sạch sẽ và thoáng đãng.
Đối với những gia đình ở những khu đô thị lớn nhà không có sân thì nhiều gia đình linh hoạt bàn thiên trên ban công lan can trước nhà, gắn trước sân thượng… Theo sinh hoạt tín ngưỡng bình thường thì sau khi thắp hương trong nhà, thờ Phật sau đó gia chủ sẽ ra ngoài thắp hương thờ ngoài trời.
Những vị trí kiêng kỵ khi đặt bàn thờ thiên mà gia chủ chủ nhất định phải tránh: Đặt phía gần phòng vệ sinh, phòng ngủ, trên miệng giếng đào đã lấp… Những vị trí này được xem như phong thủy xấu nhất nhà, vừa ô uế lại phạm húy với Đất Trời. Tuyệt đối không đặt bàn thờ tại vị trí trên.
4.2 Hướng của bàn thờ thiên
Bên cạnh việc lựa chọn vị trí đặt bàn thờ thiên, gia chủ cần lưu ý đến hướng của bàn thờ. Hướng của bàn thờ phụ thuộc theo mệnh của gia chủ. Bởi lẽ, mỗi người sinh ra đều có một bản mệnh về sinh khí khác nhau. Trong đó có phương hướng chính là Đông tứ trạch và Tây tứ trạch. Tức là người thuộc cung Đông tứ trạch sẽ đặt bàn thờ theo hướng Đông tứ trạch và ngược lại. Cụ thể như sau:
Đông tứ trạch:
- Tốn trạch: hướng Đông Nam.
- Khảm trạch: hướng Bắc.
- Ly trạch: hướng Nam.
- Chấn trạch: hướng Đông.
Tây tứ trạch:
- Càn trạch: hướng Tây Bắc.
- Đoài trạch: hướng Tây.
- Khôn trạch: hướng Tây Nam.
- Cấn trạch: hướng Đông Bắc.
4.3 Một số lưu ý khi lập bàn thờ thiên
Dưới đây là một số lưu ý khi lập bàn thờ thiên mà gia đình cần phải nhớ:
- Tuyệt đối không lắp đặt bàn thờ ngoài trời ở những nơi ô uế, xung quanh quá nhiều bụi bẩn.
- Cấm kỵ đặt bàn thờ ông Thiên ở góc khuất, góc hẹp và không gian u tối
- Nên lựa chọn kích thước bàn thờ ngoài trời đạt chuẩn lỗ ban và phù hợp không gian lắp đặt.
- Chú trọng việc chọn chất liệu bàn thờ ngoài trời. Bạn cần cân nhắc giữa bàn thờ đá và bàn thờ thiên inox. Vì chất liệu bàn thờ nếu không tốt sẽ làm bàn thờ nhanh hỏng.
- Khi thắp hương phải đọc văn khấn bàn thờ thiên để được ban phước từ thần linh. Nhất là vào những ngày lễ và cúng giỗ hoặc là khi lập bàn thờ. Khi đọc phải rõ ràng, chân thành và không quá nhanh.
5. Lễ vật cúng bàn thờ thiên
Bài trí lễ vật cúng bàn thờ thiên không cần quá cầu kỳ mà chỉ cần một bát hương, một đĩa hoa quả, một bình hoa tươi, đặt một (hoặc ba, nhưng phải là số lẻ) chén nước lã hoặc chén rượu trắng và không thể thiếu đi đèn thờ. Tất cả những vật phẩm thờ cúng đều phải được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, thường xuyên lau chùi, dọn dẹp.
Theo lời khuyên của ông cha ta từ xưa đã truyền lại là nên thắp nhang cúng trời đất vào các thời khắc âm dương giao hòa, lúc chạng vạng nhá nhem. Nếu theo giờ âm là giờ mão (khoảng 5-7 giờ sáng) và vào giờ dậu (khoảng 5-7 giờ chiều tối). Còn đối với những dịp giỗ chạp như giao thừa thì nếu chọn được vị trí thuận lợi cũng giúp gia chủ dễ dàng cúng bái ,bày đồ lễ vào ban đêm mà không cần phải đợi những lúc trời chuyển giao sáng tối.
6. Bài văn khấn bàn thờ thiên ngoài trời
Chi tiết mẫu văn khấn bàn thờ thiên ngoài trời các gia chủ có thể tham khảo:
“Tôn kính đến Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Chúng con xin cúi đầu kính lạy Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Chúng con xin cúi đầu kính lạy Thần linh, Thổ địa cai quản tại đây.
Chúng con xin cúi đầu kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ, an trú tại ngôi nhà này.
Người tôn thần con là ……….., Tuổi……….
Hiện nay, chúng con thường trú tại………
Hôm nay là thứ……..ngày…….tháng……..năm……….(ÂL)
Chúng con với lòng thành tâm chuẩn bị nén hương, hoa, trà và quả để dâng lên các chư vị thánh thần. Chúng con xin kính mời Đức Hoàng thiên hậu, cùng Chư vị Tôn Thần, ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, ngài Bản Xứ Thổ Địa, ngài Bản Gia Táo Quân, với các vị Tôn thần và ngài Bản Gia Tiền Chủ.
Với tấm lòng thành kính chúng con xin các vị Tôn Thần Bản Gia Tiền chủ ban cho ân sủng, chứng kiến sự thành tâm và nhận lễ vật chúng con dâng. Xin các vị hãy che chở cho gia đình con, mang đến sự an lành, thịnh vượng và tài lộc, mở rộng tâm hồn. Chúng con mong muốn được các ngài phù hộ và độ trì.
Mang tấm lòng kính trọng, chúng con xin phục duy cẩn cáo”
Trên đây là toàn giải đáp cho thắc mắc “Bàn thờ thiên là gì?” và cách lập bàn thờ thiên tại nhà chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với quý vị!