Bàn thờ vong cho người thân mới qua đời là một trong những phong tục thờ cúng của người Việt ta được truyền lại qua bao thế hệ từ xưa đến nay.  Việc lập bàn thờ vong là nghi thức rất quan trọng. Lập bàn thờ vong vừa thể hiện niềm tin tâm linh vừa để thờ cúng và tưởng nhớ đến người thân vừa mới mất. Là bàn thờ lập dành cho người mới mất nên nhiều người vẫn có thể không biết là “Bàn thờ vong nên để trong bao lâu?”. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về bàn thờ vong qua bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.

1. Bàn thờ vong nên để bao lâu?

Thông thường, bàn thờ dành cho vong vừa mất được gia đình cúng trong 49 ngày. Thời gian này mang một ý nghĩa rất quan trọng trong Phật Giáo và văn hóa dân gian người Việt. Sau khoảng thời gian này, một số nơi sẽ giải bàn thờ vong và nhập vào bàn thờ gia tiên. Một số vùng khác để bàn thờ vong trong khoảng 27 tháng. Sau 27 tháng, gia đình tổ chức lễ đại tướng rồi mới nhập linh vào bàn thờ gia tiên.

Bàn thờ vong nên để trong bao lâu?
Bàn thờ vong nên để trong bao lâu?

2. Tại sao phải lập bàn thờ vong?

2.1 Giúp hương linh người mất sớm siêu thoát

Sau khoảng thời gian 49 ngày người mất sẽ tùy theo theo nghiệp lành dữ mà bản thân đã tích tụ, cũng như là các công đức hồi hướng cầu nguyện của gia đình để quyết định đi tái sanh trong những cảnh giới khác nhau. Chính vì lẽ đó, trong khoảng thời việc làm của gia đình hương linh sẽ có tác động rất lớn. Hương linh có đi đầu thai vào cảnh giới tốt hay xấu đều phụ thuộc vào hoạ phúc tích tụ trong thời gian này.

Lập thờ vong giúp hương linh người mất sớm siêu thoát
Lập thờ vong giúp hương linh người mất sớm siêu thoát

2.2 Nơi để thỉnh vong về

Bàn thờ vong là khu vực an vị của những hương linh mới từ trần. Theo quan niệm từ xa xưa, người mới qua đời sẽ vẫn còn lưu luyến nhân gian, quanh quẩn trong nhà. Chính vì thế, bàn thờ vong là nơi gặp gỡ, kết nối giữa người dương và người âm vừa mất. Nơi đây sẽ là nơi linh hồn ngự lại để chứng giám cho các nghi lễ cúng bái, và lắng nghe lời kinh kệ, cầu nguyện của gia đình, cũng tại đây vong linh có thể ngắm nhìn người thân lần cuối trước khi bước vào hành trình đi đến cõi linh ứng nhiệm màu khác.

2.3 Thuận tiện cho việc thờ cúng

Lập bàn thờ vong giúp gia tang thuận tiện hơn trong việc thờ cúng và cầu nguyện, làm giỗ như cúng 49 ngày, lễ cầu siêu, cúng trước khi xả tang,… Người nhà có thể dễ dàng bày biện mâm lễ, trái cây, nhang đèn để dâng lên người quá cố tại bàn thờ vong.

2.4 Thể hiện đạo nghĩa, chữ hiếu đối với người đã khuất

Đạo nghĩa và tận hiếu là những giá trị cao quý vô cùng thấm đẫm trong văn hóa của người Việt Nam. Chính vì thế, khi có người thân yêu khuất bóng, mỗi gia đình đều trải qua nỗi đau vô cùng tột cùng, bất kể họ là già hay trẻ. Việc lập bàn thờ vong là để thể hiện lòng thành kính, nhớ thương và là nơi để mọi thành viên trong gia đình cũng như dòng họ được quây quần, tề tựu bên bài vị mà khấn nguyện, tế tự.

3. Hướng dẫn lập bàn thờ vong

Người mới mất chưa được thờ chung trên bàn thờ gia phải có bàn thờ vong riêng. Bàn thờ vong không cần quá cầu kỳ nhưng cần chuẩn bị cẩn trọng, tuân thủ theo các quy tắc, phong tục để tránh mạo phạm đến vong hồn người đã khuất. Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong việc lập bàn thờ vong:

  • Bước 1: Sắm sửa lễ vật 

Khi chuẩn bị lập bàn thờ vong, gia đình cần chuẩn bị một số đồ dùng như: Bàn thờ, nhang đèn, hoa quả, bát hương, bánh trái cúng, đèn dầu, chén đựng trà,… Nếu sợ thiếu sót trong khâu chuẩn bị, gia chủ có thể liên hệ với thầy cúng hoặc các dịch vụ tang lễ để được tư vấn, và được hỗ trợ mua sắm đồ cúng được chu đáo, tiết kiệm và đầy đủ.

  • Bước 2: Lập bàn thờ cho người mất

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ đồ cúng, lễ vật rồi sẽ bắt đầu việc bài trí bàn thờ sao cho hợp lý, đúng với quy tắc truyền thống. Khi lập bàn thờ nên lựa chọn vị trí trong nhà có không gian thoáng đãng, sạch sẽ, dễ dàng cho việc bày biện đồ cúng và lễ bái.

  • Bước 3: Nhập vị cho người mất

Để hương hồn người mất không bị đi lang thang, người thân cần mời thầy về làm lễ thỉnh linh nhập vị. Sau khi làm lễ thỉnh linh, hương hồn người đã khuất sẽ được triệu hồi về gia đường và yên vị ở nơi bàn thờ vong trong suốt 49 ngày.

  • Bước 4: Cúng cơm cho người mất

Thực hiện nghi thức nhập vị xong gia chủ cần cúng cơm cho người đã mất. Vì sau khi nhập vị hương linh vẫn sẽ ở nhà, vì vậy người thân cần khấn nguyện gọi vong về và cúng cơm đầy đủ bữa để tỏ bày tấm lòng thành, sự thương nhớ, tri ân đến hương hồn vừa mới mất.

Bàn thờ vong không cần quá cầu kỳ nhưng cần chuẩn bị cẩn trọng
Bàn thờ vong không cần quá cầu kỳ nhưng cần chuẩn bị cẩn trọng

Xem thêm: Sau 49 ngày người chết có về nhà không?

Những thông trong bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi“ Bàn thờ vong nên để trong bao lâu?” và cách lập bàn thờ vong. Điều này không chỉ đảm bảo việc thờ cúng được thực hiện đúng theo phong tục truyền thống, mà còn góp phần giúp cho vong linh của người đã khuất được siêu thoát nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *