Trùng tang, nhập mộ và thiên di” là những khái niệm phổ biến trong phong tục tang ma của người Á Đông. Đặc biệt trùng tang được coi là hiện tượng kỳ bí mang lại xui xẻo cho cả vong linh người mất và gia đình, dòng họ, những người còn sống. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết cho quý vị về 3 khái niệm này và cách tính trùng tang, hóa giải trùng tang khi gia đình gặp phải nạn trùng tang.

1. Khái niệm về trùng tang

  • Trùng tang: Trùng tang là khi các thành viên trong gia đình, dòng họ chết cùng thời điểm. Một người thân vừa mất, thời gian ngắn sau những người thân, dòng họ khác tiếp tục mất đột ngột, liên tiếp nhau. Thời điểm chết của những người sau có thể trong 49 ngày đầu so với người đầu tiên hoặc trong cùng giờ, ngày, tháng. Trùng tang là dấu hiệu “ra đi” không hợp số phận, không dứt khoát, hãy còn “ảnh hưởng” tới trần ai. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải trùng tang mà không có “nhập mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “trấn trùng tang”.
  • Nhập mộ: Là dấu hiệu phải “ra đi”, “nằm xuống” vĩnh viễn, không còn liên quan gì đến trần ai. Thể hiện sự an lành, yên nghỉ. Chỉ cần một “nhập mộ” của tuổi hoặc tháng, ngày giờ là được coi là tốt. Dự báo vong chết không phạm trùng tang, mãn kiếp sa bà, con cháu làm ăn thịnh vượng, phát tài, sai lộc.
  • Thiên di: Là dấu hiệu có sự di dời hình thức tồn tại do trời định, là lúc “trời” đưa đi. Dự báo con cháu sẽ phải chia ly, tài sản phân tán, tranh chấp kiện tụng.
    Trùng tang, nhập mộ và thiên di
    Trùng tang, nhập mộ và thiên di

Như vậy, “Trùng tang là tình trạng trong thời gian chưa mãn Đại Tang, hoặc chưa mãn tang bà con gần, lại tiếp theo 1 cái đại tang hoặc 1 cái đại tang gần khác“. Hoặc có thể gọi trùng tang là tang chủ phải mang ít nhất 2 vòng khăn tang trong cùng một thời điểm. Trong nhà, người thân vừa nằm xuống lại có nguy cơ liên táng là đáng lo ngại. Dân gian cho rằng trùng tang là người qua đời gặp ngày giờ xấu, cần hoá giải để tránh hậu họa về sau.

2. Những loại trùng tang

Tùy theo thời điểm mất và số người mất, cách tính trùng tang chia thành 4 loại như sau: Trùng tang Tam xa, Trùng tang Nhị xa, Trùng tang Nhất xa, Trùng tang Năm xa.

Trùng tang chia thành 4 loại: Trùng tang Tam xa, Trùng tang Nhị xa, Trùng tang Nhất xa, Trùng tang Năm xa.
Trùng tang chia thành 4 loại: Trùng tang Tam xa, Trùng tang Nhị xa, Trùng tang Nhất xa, Trùng tang Năm xa.

2.1 Trùng tang Tam xa

Trùng tang Tam xa là loại trùng tang ngày, và được xem là nặng nhất. Theo quan niệm, khi một người trong gia đình qua đời, nếu trong vòng 7 ngày sau đó có thêm 7 người khác liên tiếp mất, thì đây được coi là trùng tang Tam xa. Hiện tượng này thường được xem là một dạng điềm báo tâm linh mạnh mẽ và có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa dân gian.

2.2 Trùng tang Nhị xa

Đây là loại trùng tang tháng, đứng thứ hai trong các loại trùng tang. Nếu có 5 người trong gia đình mất liên tiếp trong vòng một tháng sau khi có thành viên đầu tiên qua đời, thì được cho là trùng tang Nhị xa. Đây cũng là một dạng điềm báo tâm linh và thường gây sự chú ý và lo lắng trong gia đình.

2.3 Trùng tang Nhất xa

Đây là loại trùng tang giờ, đứng thứ ba trong các loại trùng tang. Nếu có 3 người trong gia đình mất liên tiếp trong cùng một ngày sau khi có thành viên đầu tiên qua đời, thì được xem là trùng tang Nhất xa. Mặc dù nhẹ hơn so với các loại trên, trùng tang Nhất xa vẫn được coi là một dạng tín hiệu tâm linh và có thể gây lo lắng và sự quan tâm trong gia đình.

2.4 Trùng tang Năm xa

Đây là loại trùng tang được xem là nhẹ nhất. là loại trùng tang nhẹ nhất. Trùng tang Năm xa xảy ra khi có 2 người trong gia đình mất liên tiếp trong cùng một ngày sau khi có thành viên đầu tiên qua đời. Mặc dù không nặng như các loại trùng tang khác, nó vẫn có ý nghĩa tâm linh và có thể được coi là một dạng điềm báo nhỏ trong văn hóa dân gian.

Chỉ cần gặp được một cung Nhập mộ là coi như yên lành, không cần phải làm lễ trấn trùng tang (một Nhập mộ xóa được 3 Trùng tang). Hoặc được 2 Thiên Di thì cũng không lo vì “nhị thiên di sát nhất trùng” (2 Thiên di xoá được 1 Trùng tang)

3. Cách tính trùng tang chính xác nhất

Dưới đây là một số cách tính trùng tang phổ biến và chính xác nhất:

3.1 Cách tính trùng tang theo thời gian mất

Cách tính trùng tang theo thời gian mất không áp dụng khi người mất dưới 10 tuổi. Để tính trùng tang đầu tiên gia đình cần xác định thời gian mất về giờ, ngày, tháng, năm có trùng với người nào mất trước đó không.

Ví dụ: Người tuổi Dậu mất vào năm Dậu (trùng năm), người tuổi Sửu mất vào ngày Thân (trùng ngày) hay người tuổi Mão mất vào giờ Mão (trùng giờ).

3.2 Cách tính trùng tang theo tuổi âm lịch

Gia đình cần tính ngày, giờ chính xác của người mất và xem họ rơi vào cung nào:

  • Dùng 12 cung địa chi trên bàn tay để tính. Nam khởi từ Dần tính theo chiều thuận, Nữ khởi từ Thân tính theo chiều nghịch.
  • Bắt đầu là 10 tuổi, cung tiếp theo là 20 tuổi, … tính đến tuổi chẵn của tuổi người mất. Sau đó cung tiếp theo là tuổi lẻ tính đến tuổi của người mất, gặp ở cung nào thì tính là cung tuổi.
  • Từ cung tuổi, tính cung tiếp theo là tháng 1, tính lần lượt đến tháng mất, gặp cung nào thì cung đó là cung tháng.
  • Từ cung tháng, tính cung tiếp theo là ngày 1, tính lần lượt đến ngày mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung ngày.
  • Từ cung ngày, tính cung tiếp theo là giờ tý, tính lần lượt đến giờ mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung giờ.
    Cách tính trùng tang theo tuổi âm lịch
    Cách tính trùng tang theo tuổi âm lịch

Nếu các cung tuổi, tháng, ngày, giờ gặp các cung:

  • Dần – Thân – Tỵ – Hợi thì là gặp cung Trùng Tang
  • Tý – Ngọ – Mão – Dậu thì là gặp cung Thiên Di
  • Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thì là gặp cung Nhập Mộ

Khi gia đình đã tính xong ngày, giờ, tháng và tuổi người mất, hãy dựa vào bảng tính trùng tang dưới đây:

  • Rơi vào cung Thiên Di: Người mất do tuổi dương thọ đã mãn nên yên nghỉ, về được chốn lành.
  • Rơi vào cung Nhập Mộ: Người mất do ý trời, cần thuận theo tự nhiên để linh hồn người mất được siêu thoát.
  • Rơi vào cung Trùng Tang: Người mất tuổi dương chưa cạn nhưng “chết bất đắc kỳ tử” nên còn luyến tiếc trần thế, dễ sanh oán hận.

3.3 Cách tính trùng tang do chôn sai ngày

Việc tính trùng tang do chôn sai ngày phải xem người chết chôn vào ngày nào, mỗi tháng có những ngày trùng tang đại kỵ như:

  • Tháng 1: Trùng tang là các ngày 7 và 19.
  • Tháng 2, 3: Trùng tang thuộc ngày 6, 18 và 30.
  • Tháng 4: Trùng tang vào ngày 4, 16, 28.
  • Tháng 5, 6: Trùng tang là ngày 3, 15, 27.
  • Tháng 7: Trùng tang thuộc ngày 1, 12 và 25.
  • Tháng 8, 9: Trùng tang là các ngày 12 và 24.
  • Tháng 10: Ngày trùng tang rơi vào ngày 10 và 22.
  • Tháng 11 và 12: Trùng tang rơi vào ngày 9 và 21.

Thông thường, ngày chôn có thể dời lại 1 – 2 ngày so với ngày mất để tránh thời điểm hạ táng sai. Nếu lỡ chôn sai ngày do yếu tố đặc biệt như dịch bệnh, thời tiết, gia đình cần tìm cách hóa giải để tránh hậu họa.

3.4 Cách tính trùng tang do phạm Thần Trùng

Cách tính trùng tang cho người chết có rơi vào ngày Thần Trùng bắt đi hay không như sau:

  • Tháng 1, 2, 6, 9 và 12: Người mất vào những ngày Canh Dần, Canh Thân thì phạm Thần Trùng (Lục Canh Thiên Hình). Nếu các cung giờ, tháng, tuổi cũng phạm thì nặng hơn.
  • Tháng 3: Ngày mất rơi vào ngày Tân Tỵ, Tân Hợi thì phạm Thần Trùng (Lục Tân Thiên Đình).
  • Tháng 5: Ngày mất thuộc Nhâm Thân, Nhâm Dần phạm Thần Trùng (Lục Nhâm Thiên Lao).
  • Tháng 7: Ngày mất thuộc Giáp Thân, Giáp Dần thì phạm Thần Trùng (Lục Giáp Thiên Phúc).
  • Tháng 8: Ngày mất rơi vào Ất Tỵ, Ất Hợi phạm Thần Trùng (Lục Ất Thiên Đức).
  • Tháng 10: Ngày mất vào Bính Dần và Bính Thân (Lục Bính Thiên Uy).
  • Tháng 11: Ngày người mất rơi vào Đinh Tỵ và Đinh Hợi phạm Thần Trùng (Lục Đinh Thiên Âm).
    Cách tính trùng tang do phạm Thần Trùng
    Cách tính trùng tang do phạm Thần Trùng

3.5 Cách tính trùng tang liên táng chuẩn

Trùng tang liên táng thường được tính theo lịch âm. Người đã mất khi ra đi vào những ngày phạm cung kiếp sát như Dần, Thân, Tỵ, Hợi sẽ rơi vào trùng tang liên táng, cụ thể:

  • Tuổi Thân Tý mất giờ, ngày, tháng, năm Tý.
  • Tuổi Dần Ngọ Tuất mất giờ, ngày, tháng, năm Hợi.
  • Tuổi Tỵ, Dậu, Sửu ra đi giờ, ngày, tháng, năm Dần.
  • Tuổi Mão, Mùi, Hợi chết giờ, ngày, tháng, năm Thân.

4. Tại sao lại gặp hiện tượng trùng tang?

Hiện tượng trùng tang xuất hiện do hai lý do sau theo quan điểm Phật giáo:

  • Vong linh người mất nổi loạn: Một số vong linh không muốn an nghỉ, nổi loạn, quấy phá người thân trong gia đình. Gia đình có thể “nhốt” vong linh người mất vào chùa và đeo bùa trong 3 năm để tránh trùng tang.
  • Thần Trùng tra tấn vong linh, bắt vong linh phải khai tên con cháu: Theo dân gian, Thần Trùng sẽ đánh đập, tra tấn vong linh người mất cho đến khi họ khai tên từng thành viên gia đình. Điều này xảy ra nếu người chết vào ngày giờ không hợp, thuộc kiếp sát như Dần, Thân, Tỵ, Hợi.

5. Cách hóa giải trùng tang

Sau khi gia đình tính trùng tang và biết được người thân của mình rơi vào nạn trùng tang thì có thể áp dụng những cách sau để “trấn trùng tang”:

5.1 Nhốt vong, gửi vong vào chùa

Nhốt vong hay gửi vong vào chùa là cách hóa giải trùng tang được thực hiện phổ biến nhất. Vong linh khi được gửi vào những chùa linh thiêng thì hằng ngày sẽ được nghe kinh Phật, các lời tụng niệm của các thiền sư. Từ đó vong linh sẽ buông bỏ được chấp niệm nơi trần gian và sớm siêu thoát để không làm phiền, quấy phá đến cuộc sống của những người còn sống.

Ngoài ra, trong thời gian gửi vong, gia đình cũng cần lưu ý:

  • Không đọc tên, lập bàn cúng người mất.
  • Nhờ họ hàng xa làm thủ tục gửi vong.
  • Qua 100 ngày, gia đình lập mộ cho người mất xong có thể lập bàn cúng và lễ lạy như bình thường.
    Hóa giải trùng tang bằng cách gửi vong linh vào chùa
    Hóa giải trùng tang bằng cách gửi vong linh vào chùa

Cách hóa giải trùng tang bằng việc gửi vong tuy có hiệu nghiệm nhưng đây là việc làm không đúng đạo lý. Theo Phật Giáo, nhốt vong linh cha mẹ sẽ phạm phải tội bất hiếu. Do đó trước khi quyết định dùng cách này bạn cần xem xét kỹ càng, không nên ứng dụng.

5.2 Hóa giải bằng cách hồi hướng theo Phật Giáo

Hồi hướng theo Phật giáo cùng là một cách để hóa giải trùng tang. Gia đình và những người thân sẽ làm những việc thiện, làm việc công đức tích phúc để đền bù cho những tội lỗi, nghiệp của vong linh khi còn sống.  Khi gặp phải , gia đình bạn nên phát tâm ăn chay, giảm bớt sát sinh, hạn chế cúng kiếng đồ ăn có máu tanh để hồi hướng phước lành cho người đã khuất. 

Ngoài ra trong vòng 49 ngày ma chay, nên lấy của cải, đồ vật có giá đem đi cúng dường Tam Bảo, làm việc thiện nguyện, phóng sinh, bố thí,… Trong lúc làm nhớ đọc họ tên người mất để hồi hướng. Những điều này sẽ giúp nghiệp người mất được giảm nhẹ, xóa được nạn trùng tang giúp gia đình được bình an, yên ổn.

5.3 Một số cách hóa giải khác

Dân gian còn một số cách hóa giải trùng tang khác như:

  • Xin tro hóa vàng tại chùa, rải đều thành từng lớp dưới hố trước khi hạ quan tài.
  • Dùng bài thuốc trấn trùng với các vị như: thần sa, sương luật, địa liền, chu sa… cho vào túi rồi yếm vào quan tài.
  • Dùng bộ linh phù để trấn bằng cách gối đầu hay dán lên ngực người mất.
  • Làm huyệt giả rồi đổ tỏi vào huyệt trước khi lấp đất.

6. Những việc không nên làm khi nhà có trùng tang

Gia đình cần kiêng một số việc làm sau trong ngày trùng tang để an toàn cho gia đình như:

  • Làm đám cưới, xây sửa nhà.
  • Bốc mộ, cải táng.
  • Hỏi những điều xui xẻo.
  • Để chó, mèo di chuyển gần quan tài.

Xem thêm: Cúng dường là gì? Những điều cần biết về cúng dường trong Phật giáo

Đối với mỗi con người đều có nghiệp báu và phước báu. Vì vậy việc người chết rơi vào nạn trùng tang cũng chính là số mệnh đã được định trước mà họ phải nhận lấy. Tuy nhiên, gia đình có xác định người thân mình có trùng tang và tìm cách hóa giải trùng tang dựa vào những thông tin trong bài viết trên để tránh được những điều xui xẻo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *