“Nên thay chân nhang vào những ngày nào?” đây có lẽ là câu hỏi nhiều người vẫn đang thắc mắc. Bát hương trên bàn thờ luôn là một thứ vô cùng quan trọng và linh thiêng đối với văn hóa của người Việt từ xưa đến nay. Đây là nơi âm dương gặp gỡ, thờ kính ông bà tổ tiên cũng như các vị thần linh. Con cháu trong nhà thắp hương hương như một cách giao tiếp, gắn kết cũng như bày tỏ lòng thành kính của mình với các bậc đã khuất. Chính vì thế nên bát hương của mỗi gia đình đều cần phải được chăm chút, dọn dẹp cẩn thận. Tuy nhiên, có nhiều gia chủ vẫn chưa biết thay chân nhang vào ngày nào cho đúng. Vậy hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết nên thay chân nhang vào những ngày nào và cách thay chân nhang tại nhà để không phạm phong thủy và thu hút tài lộc nhé.

1. Nên thay chân nhang vào những ngày nào

Khi bát hương đã quá đầy những chân nhang cũ làm cho bàn thờ quá chật chội thì chúng ta cần phải thay những chân nhang ấy để có thể cắm thêm nhang mới. Ông bà ta luôn coi trọng những lễ nghi trong việc thờ cúng nhất là những thứ liên quan đến tâm linh vậy nên việc thay chân nhang không thể tùy tiện mà cần phải chọn thời điểm thích hợp. Thông thường các gia đình sẽ thay chân nhang vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm – ngày cúng ông Công ông Táo. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì không cần phải đợi đến dịp ông Công ông Táo hay gần Tết mới thực hiện. Gia chủ có thể hoàn toàn chọn những ngày lành để rút tỉa bớt chân hương, miễn sao tâm thành kính là được. Đối với những nơi như đền chùa, nhà thờ họ… mỗi ngày có rất nhiều người đến thắp hương, nhà chùa hầu như sẽ tỉa chân hương hàng ngày để tránh quá tải cũng như tránh ngột ngạt, bí bách do khói hương quá nhiều.

Nên thay chân nhang vào những ngày nào?
Nên thay chân nhang vào những ngày nào?

2. Hướng dẫn thay chân nhang và lau dọn bàn thờ

Sau khi đã biết nên thay chân nhang vào những ngày nào thì dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho gia chủ cách thay chân nhang tại nhà.

2.1 Chuẩn bị 

  • Chuẩn bị đồ lễ: hoa quả, vàng mã, 1 khẩu thịt luộc, 1 đĩa xôi, trà, rượu, nhang đèn… rồi thắp mỗi bát hương 1 nén nhang 
  • Chuẩn bị bàn phủ giấy đỏ để làm nơi đặt các món đồ thờ cúng chứ không lau đồ thờ cúng trực tiếp ngay trên ban thờ
  • Pha một chậu sạch rượu gừng hoặc nước ngũ vị nấu từ 5 loại cây thơm
  • Chuẩn bị một khăn sạch dùng để lau chùi đồ và ban thờ

2.2 Các bước tiến hành

2.2.1 Xin phép thần linh và tổ tiên

Người đảm nhiệm việc tỉa chân nhang cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Sau đó dâng lễ, thắp hương và đọc văn khấn một cách thành tâm xin phép các vị chân linh để được bao sái, dọn dẹp.

Người đảm nhiệm việc tỉa chân nhang cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, lịch sự.
Người đảm nhiệm việc tỉa chân nhang cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, lịch sự.

2.2.2 Lau dọn bàn thờ

Tiến hành di chuyển bình hoa, đinh đồng, đèn,.. nhưng không di chuyển bát hương và bài vị. Lau rửa bài vị với hỗn hợp nước rượu và gừng đã chuẩn bị, hoặc nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh. Nếu trên bàn thờ vừa có bài vị của Phật, thánh và tổ tiên thì tiến hành lau trước bài vị của Phật, sau đó đổ nước cũ thay nước mới rồi mới lau bài vị tổ tiên.

Lau dọn bàn thờ

2.2.3 Rút chân nhang

Bát hương phải để cố định, một tay ta giữ bát hương, tay còn lại, ta rút từng chân hương một cách nhẹ nhàng từ ngoài vào trong theo chiều ngược kim đồng hồ.

Ta tuần tự tỉa chân nhang, cho đến khi trong bát nhang chỉ còn lại 3, 5, 7 hay 9 chân nhang. Chân nhang còn lại nên là số lẻ, 3 hay 5 nén là tốt nhất. Riêng chân nhang đã tỉa ta để riêng vào tờ báo sạch và sẽ hóa và thả tro xuống sông hoặc bón cho cây. Không vứt bỏ lung tung.

Cố định bát hương và tiến hành thay chân nhang

2.2.4 An vị các đồ thờ và thắp hương sau khi hoàn thành

Sau khi đồ thờ đã khô, sắp xếp lại vị trí như cũ trên bàn thờ và gia chủ cung kính thắp nén hương để thông báo với các vị thần linh và gia tiên đã hoàn thành việc dọn dẹp và khấn thỉnh các vị về.

 

3. Ý nghĩa của việc thay chân nhang

  • Biểu tượng sự tôn kính: Hành động thay chân nhang thể hiện sự tôn kính, tôn sùng và cung kính đối với các vị thần linh, tổ tiên hoặc những người đã khuất. 
  • Kết nối với thế giới linh thiêng: Việc đốt nhang và tỉa chân nhang được coi là cách giao tiếp, kết nối với thế giới siêu nhiên, linh thiêng. Cầu xin sự che chở, phù hộ từ các vị thần linh.
  • Thanh tẩy, trừ tà: Khói nhang được tin là có khả năng thanh tẩy, trừ tà, xua đuổi những điều xấu xa. Việc để bát hương quá đầy sẽ cản trở khí luân chuyển, khí tốt sẽ khó lưu thông, điều này sẽ ảnh hưởng đến vận may của gia chủ. Tỉa chân nhang là cách để thanh lọc, tẩy trừ những năng lượng xấu.
  • Hạn chế hỏa hoạn: việc để bát hương quá đầy sẽ làm cho bàn thờ chật chội, tàn hương rơi xuống rất dễ làm cháy bát hương gây nguy cơ hỏa hoạn

Xem thêm: Nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm?

Tóm lại, việc tỉa chân nhang luôn mang ý nghĩa tâm linh quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho gia chủ chọn được nên thay chân nhang vào những ngày và biết cách thực hiện thay chân nhang để cho bàn thờ gia tiên luôn ấm cúng, trang nghiêm và được các bậc bề trên phù hộ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *