Bên cạnh ngày Tết Nguyên Đán thì Tết Nguyên Tiêu cũng là một ngày lễ quan trọng gắn liền với đời sống văn hóa và truyền thống của người Việt. Nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết về nguồn gốc, ý nghĩa và những phong tục ngày Tết Nguyên Tiêu. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tết Nguyên Tiêu là ngày gì?

Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Rằm tháng Giêng hay Tết Thượng Nguyên để phân biệt với Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười). “Nguyên” là mở đầu, đầu tiên và “Tiêu” có nghĩa là ban đêm nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Đêm trăng sáng khởi đầu của một năm mới với bầu không khí tinh khiết của tiết trời ấm áp, tràn đầy sức sống mùa Xuân.

Tết Nguyên Tiêu diễn ra từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) đến hết ngày 15 (ngày rằm) tháng Giêng âm lịch. Tết Nguyên tiêu thường được coi là ngày kết thúc chuỗi ngày lễ Tết Nguyên Đán.

Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Rằm tháng Giêng
Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Rằm tháng Giêng

2. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu

2.1 Nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Tiêu

Theo nhiều tài liệu và nhiều người truyền nhau về nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu thì Tết Nguyên Tiêu được bắt nguồn từ thời Tây Hán, Trung Quốc. Câu chuyện bắt đầu từ việc các cung nữ mỗi khi xuân đến lại nhớ nhà nhưng cung vua lại canh gác nghiêm ngặt nên không thể ra được. Lúc này, Đông Phương Sóc – viên sủng thần của Hán Vũ Đế đã cảm động trước tấm lòng của cung nữ và giúp cô. Ông tung tin thành Trường An sẽ bị Hỏa thần thiêu rụi khiến nhiều người dân lo sợ, sau đó đưa ra hiến kế với nhà vua rằng vào ngày rằm tháng giêng này vua cùng người nhà nên lánh nạn ngoài cung trong ngày đó sẽ cho sẽ cho người treo đèn lồng đầy sân giả cảnh lửa cháy để lừa Hỏa thần.

Hán Vũ Đế đã đồng ý với kế sách này của Đông Phương Sóc và thế là từ đó vào ngày rằm tháng giêng hằng năm cả nước đều treo đèn lồng và các cung nữ đều có thể gặp mặt người thân của mình. Ngày lễ này đã được lưu truyền, lan rộng qua nhiều thế kỷ và ảnh hưởng đến Việt Nam, tuy nhiên tại Việt Nam Tết Nguyên Tiêu đã có sự biến tấu và khác biệt so với Trung Quốc.

2.2 Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu

Mọi người vẫn luôn truyền tai nhau câu nói “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng” để nói về tầm quan trọng của ngày lễ này trong tâm thức của người Việt, đặc biệt là những người theo Phật giáo. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành, sự hiếu thảo với ông bà tổ tiên và cầu mong một năm tốt lành, gia đạo bình ổn, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm thích hợp để cả gia đình quây quần thưởng, thư giãn tận hưởng không khí mùa xuân và đẹp của ánh trăng rằm tháng Giêng.

Tết Nguyên Tiêu dịp để con cháu bày tỏ lòng thành, sự hiếu thảo với ông bà tổ tiên và cầu mong một năm tốt lành
Tết Nguyên Tiêu dịp để con cháu bày tỏ lòng thành, sự hiếu thảo với ông bà tổ tiên và cầu mong một năm tốt lành

3. Phong tục Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam

3.1 Mâm cúng ngày Tết Nguyên Tiêu

Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng để dâng lên gia tiên và chư vị Thần Phật để cầu bình an và tài lộc. Tùy vào tập quán của mỗi địa phương, vùng miền và điều kiện kinh tế khác nhau mà mâm cúng của mỗi gia đình sẽ có sự khác nhau. Nhưng hầu hết sẽ bao gồm những món sau:

  • Mâm chay cúng Phật: Mâm cúng được chuẩn bị trang trọng với các món chay đủ màu sắc, tượng trưng cho ngũ hành. Đó có thể là chè trôi nước, xôi gấc, các món đậu, hoa tươi, trái cây, món canh, rau củ xào và nhiều món khác.
  • Mâm cỗ cúng gia tiên: Đối với mâm cúng gia tiên có thể là mâm chay hoặc mặn. Các món mặn thường bao gồm thịt hầm măng, bát bóng, thịt gà hoặc thịt heo luộc, giò lụa, chả rán và nhiều món khác.
    Mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết Nguyên Tiêu
    Mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết Nguyên Tiêu

Lễ cúng Tết Nguyên Tiêu thường được diễn ra vào buổi trưa, từ khoảng 10 giờ sáng, tốt nhất nên là giờ Ngọ. hoặc nếu quá bận thì dời lại vào buổi tối. Đồ cúng phải chuẩn bị tươm tất, cẩn thận và đặc biệt gia chủ phải bày tỏ được sự thành tâm của mình.

3.2 Những hoạt động trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Dưới đây là một số hoạt động phổ biến mọi người thường làm trong ngày Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam:

Đi chùa: Vào ngày Tết Nguyên Tiêu, mọi người thường lên chùa lễ Phật, cầu bình an và sám hối để năm mới được vạn sự hanh thông, trường phúc trường thọ. Cùng với đó là dâng lễ cúng sao giải hạn để hóa giải những xui xẻo, tránh được những rủi ro cho cả năm.

Tổ chức hoạt động vui chơi: Tại những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống như quận 5, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức lễ hội với nhiều hoạt động vui chơi truyền thống như: các nghi thức lễ, diễu hành, trình diễn ca kịch cổ truyền, múa lân sư rồng, đố chữ, thư pháp, thư họa, trình diễn âm nhạc,…

Thả đèn hoa đăng: Một trong những hoạt động đặc sắc nhất trong dịp này là viết những điều ước và thả đèn hoa đăng xuống sông với hy vọng những điều ước ấy sẽ thành sự thật. 

Phóng sinh: Vào ngày Rằm tháng Giêng, người ta thường phóng sinh cá chép, cá cảnh, chim ri… như một việc thiện để tích đức. Nên chọn những nơi vắng vẻ, không có người săn bắt để đảm bảo những con vật này có thể sinh sống khi được phóng sinh.

Ăn những món ăn truyền thống: Ở Việt Nam, mọi người thường sẽ ăn bánh ú, bánh chưng, xôi gấc, gà luộc,… vào ngày Tết Nguyên Tiêu, với mong muốn cầu điều may, hạnh phúc, ấm no cho gia đình.

Cộng đồng người Hoa tại Việt Nam ăn mừng Tết Nguyên Tiêu
Cộng đồng người Hoa tại Việt Nam ăn mừng Tết Nguyên Tiêu

3.3 Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Quan niệm từ xa xưa là “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” chính vì vậy để có một năm mới suôn sẻ và may mắn mọi người cần chú ý kiêng kỵ một số điều trong ngày Tết Nguyên Tiêu như:

  • Chuẩn bị mâm cúng kỹ lưỡng, không bày mâm bằng trái cây giả, hoa giả, đầu lợn hay món chay giả mặn. 
  • Tránh để thùng gạo cạn tới đáy, vì theo quan niệm đầu năm để hết gạo thì quanh năm sẽ đói kém.
  • Kiêng không câu cá, vì theo quan niệm câu cá trong những ngày trăng tròn thường đem đến điềm xui rủi.
  • Kiêng không nói tục hay chửi bậy, nếu không sẽ tự rước lấy nhiều thị phi cho bản thân.

4. Phong tục Tết Nguyên Tiêu tại một số nước khác

Không chỉ tại Việt Nam mà các nước sử dụng lịch mặt trăng (âm lịch) như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đón Tết Nguyên Tiêu. Hãy cùng xem các nước này đón Tết Nguyên Tiêu như nào nhé.

Trung Quốc: Trung Quốc là cái nôi, nơi bắt nguồn của Tết Nguyên Tiêu nên vào ngày này người dân Trung Quốc cũng có rất nhiều hoạt động thú vị như: thực hiện các nghi lễ cầu an, cầu phước, thả đèn lồng, ngâm thơ, giải đố,.. và ăn bánh trôi nhằm cầu mong sức khỏe, suôn sẻ trong cuộc sống.

Người Trung Quốc thả đèn lồng ghi ước nguyện trong ngày Tết Nguyên Tiêu
Người Trung Quốc thả đèn lồng ghi ước nguyện trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Nhật Bản: Trong khi đó, rằm tháng Giêng Âm lịch tại Nhật Bản được biết đến như lễ 小 正月 (Koshōgatsu), nơi mọi người cầu nguyện cho một mùa bội thu và thường ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng để có được nhiều may mắn.

Hàn Quốc: Tết Nguyên Tiêu tại Hàn Quốc còn được gọi là lễ Daeboreum (대보름), mọi người cùng nhau chơi trò chơi truyền thống Samulnori (쥐불 놀이) hoặc leo núi để trở thành người cầu may mắn và nhìn thấy mặt trăng đầu tiên.

Vào ngày Tết Nguyên Tiêu, người dân Hàn Quốc chơi trò chơi truyền thống Samulnori (쥐불 놀이)
Vào ngày Tết Nguyên Tiêu, người dân Hàn Quốc chơi trò chơi truyền thống Samulnori (쥐불 놀이)

5. Văn khấn cúng Tết Nguyên Tiêu 

5.1 Mẫu văn khấn Tết Nguyên Tiêu tại gia

“Con xin kính chào chín phương Trời và mười phương chư Phật, chân thành tôn kính và cầu nguyện trước các vị cao thượng.

Con kính lạy Hoàng thiên và Hậu thổ, tôn thờ các vị thần linh cao quý.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng các vị thần linh cao quý khác.

Con kính mời Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, thúc bá đệ huynh, cô di tỷ muội trong họ nội và họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay, là ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024, trong dịp tết Nguyên Tiêu, con kính mời các vị linh thiêng, chuẩn bị hương đăng và lễ vật, hy vọng được chứng giám và thụ hưởng.

Con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, cùng các vị thần linh khác, mong nghe lời mời và ban cho con chúng thụ hưởng lễ vật.

Con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, và các vị linh hương gia tiên, mong nhận lời khẩn cầu của chúng con và thụ hưởng lễ vật.

Con cũng kính mời ông bà tiền chủ và hậu chủ trong gia đình, hy vọng được chứng giám và phù hộ cho gia đình chúng con.

Kính xin các vị linh thiêng nhận lời mời và động lòng phù hộ.”

5.2 Mẫu văn khấn Tết Nguyên Tiêu tại chùa

“Với lòng thành kính sâu sắc, chúng con thắp hương và tri ân Đức Phật, Đạo và Tăng (3 lần, mỗi lần cúi một lạy).

Nguyện rằng các Bồ Tát sẽ thành tựu đạo và thể hiện hương vị của Đức Phật.

Sau khi dâng hương, chúng con kính cẩn cúi một lạy đến Đức Phật, Đạo và Tăng ở khắp mười phương (1 lạy).

Hình tượng của Đức Phật tỏa sáng như núi Sumeru, không gì có thể sánh kịp. Các đức tính vô biên của Ngài được hoàn thiện, và con kính cúi đầu trước Phật, Vương của Núi.

Đức Phật vô biên như đại dương, chứa đựng những viên ngọc quý bên trong. Trí tuệ của Ngài là vô cùng, và sự giác ngộ cao quý hoàn hảo và không biến đổi.

Với tâm thành thành kính, chúng con kính cúi trước vị vô tận, nơi các Phật từ mười hướng cư ngụ, bảo vệ Tam Bảo và cộng đồng cao quý của các hiền thánh Tăng thường. (1 lạy)

Với tâm thành thành kính, chúng con kính cúi trước vị Sa Bà Giáo Chủ, vị Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, vị Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, vị Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, vị Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, vị Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát và vị Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)

Với tâm thành thành kính, chúng con kính cúi trước vị Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, vị Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Đại Thế Chí Bồ Tát, vị Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát và vị Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)

Chúng con xin đều vì lợi ích của tất cả chúng sinh trong ba cõi pháp giới, nguyện xin loại trừ mọi chướng ngại và chân thành sám hối (1 lạy).

(Quỳ đọc) Với lòng thành thành kính:

Xưa kia, chúng con đã gây ra vô số tội ác do ba độc: Tham, sân, si. Bằng cả thân, lời nói và ý nghĩ, tất cả những tội lỗi đều phát sinh. Bây giờ, chúng con thành kính sám hối.

Như vậy, tất cả những chướng ngại và tội lỗi sẽ chắc chắn bị tiêu diệt, không để lại dấu vết. Âm thanh của sám hối vang lên khắp cõi Pháp, giải thoát tất cả chúng sinh khỏi khổ đau (1 lạy).

Sau khi sám hối và phát nguyện, chúng con kính cẩn đội non và đọc lòng thành kính phục vụ Đức Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật và tất cả các Phật từ mười hướng.”

5.3 Mẫu văn khấn Tết Nguyên Tiêu gia tiên

“Con kính chào các vị tiên tổ và linh hồn gia tiên, trong dịp tết Nguyên Tiêu trang trọng và linh thiêng.

Con kính lạy chín phương Trời và mười phương chư Phật, chân thành cầu nguyện và tôn kính trước sự cao quý và ơn lành của các vị thần linh.

Con kính mời Hoàng thiên và Hậu thổ, với lòng thành kính sâu sắc, mong được đón nhận và thụ hưởng lễ vật.

Con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng các vị thần linh khác, hy vọng được chứng giám và phù hộ cho gia đình chúng con.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay, trong ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024, con kính mời các vị tiên tổ và linh hồn gia tiên, chuẩn bị hương đăng và lễ vật, để tôn kính và tri ân với lòng thành kính.

Con kính mời các vị linh thiêng, mong nhận lời mời và động lòng phù hộ, giúp cho gia đình chúng con được bình an và hạnh phúc.

Con cũng kính mời ông bà tiền chủ và hậu chủ trong gia đình, hy vọng được chứng giám và phù hộ cho mọi sự may mắn và an lành.

Kính xin các vị tiên tổ và linh hồn gia tiên nhận lời mời và động lòng phù hộ. Con thể hiện lòng kính trọng và biết ơn bằng ba lần vái chào.”

6. Những câu ca dao về ngày Tết Nguyên Tiêu 

Dưới đây là những câu thành ngữ nói về Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng):

“Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng.”

“Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng.”

“Giỗ tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng.”

“Giao Thừa ra quận Nhất, Nguyên Tiêu về quận Năm”

Xem thêm: Ngày 7/7 âm lịch là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Thất Tịch

Tết Nguyên Tiêu không chỉ là dịp để sum họp mà còn là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu cũng như những hoạt động đón Tết Nguyên Tiêu bên gia đình và người thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *