Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, vào ngày Tết Nguyên Đán là dịp vô cùng quan trọng để cúng ông bà, tổ tiên, cúng Phật và các vị thần linh để cảm ơn các vị đã phù hộ cho gia đình trong năm qua và cầu xin một năm mới bình an. Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn, dọn dẹp bàn thờ gia tiên gọn gàng, sạch sẽ thì việc chuẩn bị hoa để chưng trên bàn thờ cũng cần phải chú trọng. Không chỉ góp phần tô điểm cho không gian thêm trang nghiêm, thanh tịnh, những loại hoa chưng bàn thờ còn mang những ý nghĩa đặc biệt về mặt tâm linh và phong thủy. Hãy tham khảo những loại hoa chưng bàn thờ ngày Tết đẹp và ý nghĩa qua bài viết dưới đây.

1. Những loại hoa chưng bàn thờ ngày Tết đẹp và ý nghĩa nhất

1.1 Hoa đào

Hoa đào là biểu tượng mùa xuân ở miền Bắc, được xem là tinh hoa của ngũ hành. Theo phong thủy, hoa đào có khả năng xua đuổi ma quỷ và mang lại sự bình an cho gia đình. Hoa đào còn biểu thị sự nảy nở, sự sinh sôi. Nếu bạn muốn tạo không gian ấm cúng và đón chào năm mới đầy may mắn cho bàn thờ gia tiên hoặc thờ Phật, hoa đào là sự lựa chọn lý tưởng.

Hoa đào có 2 loại phổ biến là: đào phai và đào bích. Để giữ cho hoa đào luôn tươi là sử dụng lọ hoa và nước đảm bảo sạch sẽ để cắm hoa. 2 đến 3 ngày nên thay nước cắm hoa trong bình một lần, nếu cẩn thận hơn có thể rửa sạch phần cành đào nằm cắm trong nước để giữ nước sạch hơn. Rửa sạch lọ cắm cành đào và dùng nước sạch để cắm hoa.

Cành đào luôn được cắm trong nước sạch, để ở nơi khuất gió và giữ ấm, hoa sẽ bền và tươi lâu. Có thể thay nước trong bình cắm hoa 2-3 ngày một lần, mỗi lần thay nước bạn có thể rửa lại phần cành đào nằm trong nước để sạch phần nước cũ.

Hoa đào là biểu tượng mùa xuân ở miền Bắc
Hoa đào là biểu tượng mùa xuân ở miền Bắc

1.2 Hoa mai

Còn tại miền Nam, vào những ngày xuân thì không thể nào thiếu được sắc vàng của những bông hoa mai. Trang trí nhà cửa bằng hoa mai giúp không gian ngôi nhà bạn trở nên sinh động, tươi mới. Màu sắc tươi tắn của hoa mai còn thể hiện lòng mong đợi cho một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Hình ảnh của cây hoa mai vàng rực rỡ vào ngày mùng một được coi là biểu tượng của sang trọng, tài lộc, sự phồn thịnh và giàu có. Vì hoa có màu sắc bắt mắt và mang trong mình ý nghĩa đặc biệt như vậy nên việc gia chủ lựa chọn hoa mai để chưng lên bàn thờ gia tiên là vô cùng hợp lý.

Cách chăm hoa mai để có thể chơi được lâu hơn: Bạn hãy cùng cấp đủ lượng nước, nên tưới 2 lần một ngày vào buổi sáng và tối. Để chậu mai tại vị trí nhiều ánh sáng, có nắng mặt trời chiếu đến. Ngoài ra, mỗi tháng cần bón phân định kỳ, loại trừ bệnh hại nếu có.

Hoa mai được coi là biểu tượng của sang trọng, tài lộc, sự phồn thịnh và giàu có
Hoa mai được coi là biểu tượng của sang trọng, tài lộc, sự phồn thịnh và giàu có

1.3 Hoa cúc

Hoa cúc vàng là một trong những loại hoa chưng bàn thờ ngày Tết phổ biến nhất. Hầu như trong dịp Tết, mỗi gia đình đều có một hoặc nhiều chậu hoa cúc vàng để trong khuôn viên nhà mình. Hoa cúc vàng được lựa chọn làm hoa thờ cúng trên bàn thờ ngày Tết vì màu vàng của hoa tươi ứng với hành Kim trong Ngũ hành, giúp tăng phúc khí, có nhiều tài lộc và cuộc sống được như ý. Những bông cúc vàng tròn đầy, nở bung rực rỡ tượng trưng cho sự viên mãn, đủ đầy. Bên cạnh đó, hoa cúc vàng còn có sức sống bền bỉ, lâu tàn vậy nên khi chưng hoa lên bàn thờ hoa cũng mang ý nghĩa là biểu tượng của sức sống, trường thọ cũng như bày tỏ lòng thành kính với gia tiên.

Hoa cúc vàng là loại hoa được sử dụng cúng trên bàn thờ phổ biến nhất
Hoa cúc vàng là loại hoa được sử dụng cúng trên bàn thờ phổ biến nhất

1.4 Hoa sen

Hoa sen được coi là quốc hoa của Việt Nam, đi khắp mọi miền tổ quốc đâu đâu cũng có hoa sen. Hoa sen gắn liền với đời sống thôn quê dân dã nhưng vô cùng gần gũi của người Việt. Mỗi khi nhắc đến hình ảnh hoa sen thì người ta luôn liên tưởng đến một loài hoa của sự thanh khiết, tinh tế “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa có mùi hương nhẹ nhàng, thoang thoảng. Không những thế, hoa sen là loài hoa tượng trưng cho sự thanh cao và bất khuất của con người trước mọi nghịch cảnh. Đặc biệt hơn, hoa sen là biểu tượng của Phật giáo. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh hoa sen thường xuất hiện nhiều trong chùa chiền, làm bệ ngồi của Phật. Với nhiều ý nghĩa đặc biệt như vậy, hoa sen trở thành một lựa chọn không thể thiếu để làm hoa chưng trên bàn thờ ngày Tết.

Hoa sen là một lựa chọn không thể thiếu để làm hoa chưng trên bàn thờ ngày Tết.
Hoa sen là một lựa chọn không thể thiếu để làm hoa chưng trên bàn thờ ngày Tết.

1.5 Hoa đồng tiền 

Hoa đồng tiền được dâng lên cúng tổ tiên và thần linh với hy vọng về một năm nhiều may mắn, tài lộc cũng như sức khỏe dồi dào cho cả gia đình. Với sức hoa rực rỡ nhiều màu cùng cánh hoa bung nở đẹp đẽ, hoa đồng tiền chắc chắn là loại hoa nên chọn để cúng bàn thờ

Hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền

1.6 Hoa hồng đỏ

Hoa hồng đỏ với vẻ đẹp kiêu sa, mỹ lệ thường được dùng để chưng bàn thờ vào các dịp lễ, Tết hay ngày giỗ. Sắc đỏ của hoa hồng biểu tượng cho sự may mắn, phát tài, phát lộc cũng như sự đủ đầy, ấm no và hạnh phúc cho gia chủ.

Hoa hồng đỏ
Hoa hồng đỏ

1.7 Hoa huệ trắng

Hoa huệ trắng vốn là loại hoa phù hợp để cúng thần linh và tổ tiên vào các dịp trang nghiêm. Ngoài sắc trắng, hoa huệ còn có nhiều màu sắc rực rỡ khác cũng thích hợp để dâng lên bàn thờ. Huệ trắng thể hiện lòng cầu mong cho gia đình nhiều sung túc, giàu sang, ấm no.

Hoa huệ trắng
Hoa huệ trắng

1.8 Hoa lay ơn

Lay ơn còn được biết đến với một tên gọi khác đó là “kiếm lan” bởi hoa này có hình dáng thẳng đứng giống như một thanh kiếm còn bông thì rất giống hoa lan. Đây là loại hoa có dáng đẹp, thời gian tươi rất lâu, hoa thể hiện cho tình cảm ấm áp, sự chung thuỷ nên thường được dâng cúng nhiều vào dịp lễ Tết.

Hoa lay ơn
Hoa lay ơn

2. Những loại hoa không nên chưng bàn thờ ngày Tết

  • Hoa ly: Hoa ly tuy khá đẹp và rực rỡ tuy nhiên nhiều người sợ rằng cái tên của hoa mang ý nghĩa ly tán, chia ly, nên không dùng để dâng lễ Phật hay chưng bàn thờ gia tiên.
    Tuy nhiên ở nhiều nơi, hay nhiều nhà, hoa ly vẫn được sử dụng chưng bàn thờ dịp tết. 
  • Hoa nhài, hoa sứ: Mặc dù có mùi thơm và vẻ ngoài tinh khiết nhưng vẫn không được chưng trên bàn thờ là vì hai loại hoa này thường liên quan đến những câu chuyện dân gian về trai gái không đúng đắn. Hơn nữa cây hoa này cũng là nơi trú ngụ của các hồn ma, không nên mang ma vào nhà.
  • Hoa phong lan: Hoa phong lan là loài hoa đẹp tuy nhiên chữ “phong” trong hoa lại gần nghĩa với “phong tình”, “phóng túng” nên nhiều người hạn chế dùng hoa để cắm lên bàn thờ hoặc khi đi dâng Phật.
  • Hoa cúc vạn thọ: Ngoài ý nghĩa mang lại điều không may mắn trong phong thủy, hoa cúc vạn thọ còn có mùi rất hôi, nên không được nhiều người dùng để thờ cúng tổ tiên.
  • Hoa phù dung: Hoa phù dung có tên đẹp, nhưng lại mau tàn. Hoa thay đổi từ màu trắng muốt sang hồng, đỏ, rồi sậm dần theo từng ngày và sau đó lụi tàn khiến nó đã trở thành loại hoa kiêng kị cho việc thờ cúng.
  • Hoa dâm bụt: Hoa dâm bụt có màu sắc khá đẹp nhưng không được sử dụng để thờ cúng vì có trong tên hoa có chữ “dâm”. Theo truyền thuyết, hoa có ý chỉ những người con gái có lối sống không đàng hoàng, lẳng lơ không chung thủy. Vì vậy hầu hết các gia đình không sử dụng hoa này để thờ cúng tổ tiên.
  • Hoa cúc áo: Hoa cúc áo với hình dạng nhỏ, xinh xắn, màu sắc rực rỡ, còn có thể dùng chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm mang ý nghĩa trang trí chứ không dùng để thờ cùng vì cái tên của chúng không đẹp.

3. Cách chưng hoa bàn thờ ngày Tết

Cắm hoa bàn thờ tổ tiên ngày Tết cần cắm sao cho hoa được cân đối, hoa thẳng không xòe sang hai bên để thể hiện sự tôn kính cao nhất. Trên bàn thờ chỉ nên đặt tối đa hai lọ hoa, hoa chỉ nên cắm vừa phải, không cắm quá nhiều hay tiết kiệm cắm quá ít. Có thể chọn hai hay ba loại hoa khác nhau để cắm nhưng không nên chọn quá nhiều loại dễ làm rối mắt. Hơn nữa, hoa dâng lên biểu hiện cho lòng thành của gia chủ. Khi dâng cần phải thật thành tâm và phải làm nhiều việc tốt, tích cực,… thì mới dễ rước được tài lộc cho gia đình.

Gia chủ có tham khảo quy tắc “Đông Bình Tây Quả” để biết cách sắp xếp hoa và quả trên bàn thờ cho đúng phong thủy

Xem thêm: Đông Bình Tây Quả là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa

4. Một số lưu ý khi chọn hoa chưng bàn thờ

  • Hoa dùng để thờ cúng không nên là hoa nhựa, hoa giả vì hoa không được tươi, kém trang nhã, thiếu tôn trọng bậc tổ tiên.
  • Không chọn hoa có màu hồng nhạt hoặc phớt đỏ, thay vào đó nên chọn hoa có màu vàng, đỏ tượng trưng cho nhà Phật.
  • Chọn mua hoa cúng có hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu như: Cúc vàng, huệ ta, hồng,…thể hiện được sự trang nghiêm, tôn kính.
  • Chọn hoa mai chưng Tết nên chọn những cây có cành nhiều nụ, vì đến Tết sẽ là thời điểm thích hợp để hoa nở rộ.
  • Nếu dùng hoa đào để chưng ngày Tết cũng nên chọn mua những cành đào có nhiều nụ, tán đào tỏa tròn, các nhánh phân bố đều. Khi Tết đến hoa nở từ từ trông rất đẹp.

Tết đến xuân về, những bình hoa rực rỡ trên bàn thờ gia tiên không chỉ tô điểm cho không gian thêm tươi sắc mà còn thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Lựa chọn những loại hoa chưng bàn thờ ngày Tết phù hợp sẽ góp phần mang lại một năm mới an khang, thịnh vượng cho gia đình bạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp gia chủ lựa chọn được loại hoa phù hợp dâng lên gia tiên trong những ngày đầu xuân năm mới.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *