Trong dân gian, có một tháng được gọi là “tháng Ngâu” – đây là tháng được coi là tháng mà “ma quỷ” thường trở về dương gian. Nhưng có lẽ không phải ai cũng biết tháng Ngâu là gì? Tháng Ngâu là tháng mấy. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu ngay về tháng Ngâu và những điều cần lưu ý trong tháng Ngâu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tháng Ngâu là gì? Tháng Ngâu là tháng mấy?

Tháng Ngâu hay còn được gọi là “Tháng cô hồn” đây là một tháng trong lịch âm của người Việt. Tháng Ngâu là thời điểm mở cửa để cõi âm gặp cõi thường, các linh hồn sẽ trở về thăm nhà, thăm người thân. Chính vì vậy, vào tháng Ngâu có rất nhiều hoạt động cúng bái tổ tiên và những hoạt động tâm linh khác cho những linh hồn trở về thăm gia đình.

Tháng Ngâu rơi vào khoảng tháng 7 âm lịch hằng năm. Tuy nhiên, do lịch âm lịch thay đổi mỗi năm dựa trên vị trí mặt trời và mặt trăng, ngày chính xác của tháng Ngâu sẽ không cố định trong lịch dương. Nó thường rơi vào khoảng tháng 8, tháng 9 dương lịch.

Tháng Ngâu hay còn được gọi là “Tháng cô hồn”
Tháng Ngâu hay còn được gọi là “Tháng cô hồn”

2. Nguồn gốc của tháng Ngâu

Sở dĩ tháng 7 âm được gọi là tháng Ngâu vì nó bắt nguồn từ 2 lý do là hiện tượng thời tiết tự nhiên và dựa trên sự tích ông Ngâu bà Ngâu được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

2.1 Nguồn gốc tháng Ngâu dựa trên hiện tượng thời tiết tự nhiên

Mưa ngâu là tên gọi cho những cơn mưa xuất hiện vào tháng bảy âm lịch hằng năm. Bởi lẽ ở thời điểm này những cơn mưa thường đến bất chợt, không liên tục và rỉ rich ngoài trời. Chính vì vậy nên dân gian ta thường có câu: “Vào mùng 3 ra mùng 7” có nghĩa là mưa chỉ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch. Chính vì thế, tháng 7 âm lịch được gọi là tháng Ngâu như đặc điểm nhận dạng, đặc trưng chung của tháng này.

Tháng 7 âm được gọi là tháng Ngâu vì những cơn mưa ngâu thường đến bất chợt, không liên tục và rỉ rich ngoài trời
Tháng 7 âm được gọi là tháng Ngâu vì những cơn mưa ngâu thường đến bất chợt, không liên tục và rỉ rich ngoài trời

2.2 Tháng Ngâu bắt nguồn từ sự tích ông Ngâu bà Ngâu

Tháng Ngâu gắn liền với sự tích ông Ngâu bà Ngâu hay chính là sự tích đôi uyên ương Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm

Những cơn mưa tháng 7 được coi là những giọt nước mắt vấn vương, những tình cảm chất chứa của Ngưu Lang, Chức Nữ khi bị đày xuống sông Ngân, bị ngăn cách người đầu sông người cuối sông. Và chỉ được gặp nhau mỗi năm đúng một lần và vào ngày 7/7 hay còn gọi là ngày Thất tịch mà chúng ta thường nghe tới. Những tình cảm chân thật, nghẹn ngào ấy hóa thành những giọt lệ,  cũng chính những giọt lệ, những tiếng nấc nghẹn ngào đó  khi rơi xuống trần gian đã hình thành ra những cơn mưa. Hay còn được gọi là những cơn mưa ngâu bây giờ.

Xem thêm: Ngày 7/7 âm lịch là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Thất Tịch

3. Những điều kiêng kỵ trong tháng Ngâu theo dân gian

Trong dân gian mọi người vẫn thường truyền tai nhau những điều kiêng kỵ để tránh gặp xui xẻo trong tháng này như:

Không đi chơi đêm: Tháng Ngâu là tháng cô hồn, đây là thời điểm Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để “Xá tội vong nhân”, các cô hồn được thả về dương thế, nhưng cũng vào thời điểm này những linh hồn tà ác cũng được thả ra, chúng sẽ đi lang thang gây xui xẻo, quấy nhiễu đến cuộc sống người dân. Vì thế không nên đi chơi đêm trong tháng này.

Không nên kết hôn, ăn hỏi: Tháng Ngâu gắn liền với sự tích ông Ngâu, bà Ngâu mỗi năm được gặp nhau rồi lại phải chia xa. Do đó, tháng Bảy âm lịch gắn với sự chia ly vì vậy nếu tổ chức cưới hỏi trong tháng này sẽ mang đến sự chia cách, cuộc sống không bền vững.

Kiêng xây nhà, mua xe: Tháng Ngâu là tháng mưa ngâu, thời tiết thay đổi thất thường và có nhiều trận mưa lớn. Vậy nên, có một số việc mọi người thường kiêng kỵ xây dựng nhà cửa, và thậm chí cả việc mua xe. Người ta tin rằng việc thực hiện những việc này trong tháng này có thể mang lại xui xẻo và không may mắn cho cuộc sống.Nếu bạn muốn làm việc gì trọng đại trong tháng này thì nên suy tính cẩn trọng nhé.

Gọi tên người khác vào ban đêm: Gọi tên người khác vào ban đêm có thể thu hút sự chú ý của các linh hồn, khiến họ nhận diện và đeo bám, quấy phá người đó. Để tránh những điều trên, bạn nên nói chuyện nhỏ nhẹ, không hù dọa và gọi to tên của mọi người vào khoảng thời gian này.

Không mang đồ cúng cô hồn vào nhà: Người xưa quan niệm rằng, sau khi thực hiện nghi thức cúng cô hồn, gia chủ nên hạn chế mang đồ cúng về nhà để tránh xui xẻo. Thay vào đó, họ nên đốt vàng mã hoặc rải muối, gạo và các thức ăn khác ra đường để những vong hồn lang thang, đói khát nhận được.

Tháng Ngâu là thời điểm Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan
Tháng Ngâu là thời điểm Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan

Không nhặt tiền lẻ rơi ngoài đường: Trong tháng cô hồn, người ta thường kiêng nhặt tiền lẻ rơi ngoài đường, vì đây có thể là tiền cúng cho các linh hồn. Việc nhặt tiền sẽ khiến những linh hồn này cảm thấy bị tranh giành, dẫn đến việc theo đuổi, quấy phá và làm bạn gặp nhiều xui xẻo.

Không phơi quần áo vào ban đêm: Phơi quần áo vào ban đêm là hành động kiêng kỵ trong tháng cô hồn, vì việc này có thể thu hút các linh hồn đến trú ngụ và “mượn” quần áo, khiến người mặc gặp những điều không may. Vì thế, bạn nên phơi quần áo vào ban ngày và thu vào trước khi trời tối, tránh để ngoài trời qua đêm.

Không cắm đũa vào bát cơm: Trong văn hóa truyền thống, cắm đũa vào giữa bát cơm là hành động mang tính nghi lễ, chỉ dành cho việc cúng bái. Nếu làm điều này trong bữa ăn hằng ngày, bạn có thể vô tình mời gọi các linh hồn, dẫn đến những điều kém may mắn. Do đó, bạn chỉ nên đặt đũa ngang bát cơm trước khi ăn, hoặc đặt trên mâm khi đang dùng bữa.

Không chụp hình qua gương soi:Dân gian quan niệm rằng gương soi là vật có khả năng kết nối thế giới của con người và thế giới của các linh hồn. Việc chụp hình qua gương trong tháng này, đặc biệt là vào buổi tối, có thể khiến các linh hồn xuất hiện trong ảnh, gây xui xẻo cho người chụp.

Không hù dọa người khác: Hù dọa người khác, nhất là những người yếu bóng vía, là điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn. Hành động này dễ khiến họ hoảng sợ và bị ma quỷ xâm nhập mà không hay biết. 

Không hướng mũi dép về phía giường ngủ: Người xưa tin rằng để mũi dép hướng về giường khi ngủ sẽ vô tình mời gọi các linh hồn đến gần, khiến bạn gặp ác mộng hoặc bị quấy phá trong giấc ngủ. Để phòng tránh điều này, bạn nên lưu ý đặt mũi dép hướng ra ngoài trước khi ngủ.

4. Mua nhà tháng Ngâu có nên hay không?

Khi mua bán nhà, ngoài việc cân nhắc đến các yếu tố về tiện ích, vị trí, giá tiền… thì yếu tố phong thủy cũng được người mua rất quan tâm và đặt lên hàng đầu. Trong phong thủy nhà đất, người mua nhà cần chú ý đến chọn tuổi, chọn ngày, chọn giờ mua bán để việc sinh sống, kinh doanh trên mảnh đất đó được thuận lợi. Đây là lý do chính khiến nhiều người ngần ngại mua nhà vào tháng Bảy âm lịch bởi quan niệm rằng đây là tháng cô hồn – thời điểm âm dương giao thoa, nên hạn chế các việc lớn.

Mua nhà tháng Ngâu có nên hay không?
Mua nhà tháng Ngâu có nên hay không?

Tuy nhiên, ở góc nhìn ngược lại, nhiều quan điểm cho rằng tháng Bảy mang ý nghĩa là điềm lành, điềm phúc bởi đây là thời điểm vong hồn còn được xá tội, không thể coi là điềm dữ, điều hiểm họa.  Theo quan niệm của nhà Phật, đức, tâm của con người mới là quan trọng. Hòa thượng Thích Thiện Tâm quan niệm rằng, nếu mỗi người tích phước đức, thành tâm, ma quỷ cũng phải sợ, cớ gì người lại sợ ma quỷ.

Vì vậy, nếu gia chủ lo sợ cô hồn vào nhà quấy nhiễu theo hương khói trong lễ nhập trạch, chỉ cần không dọn vào nhà mới, không nhập trạch trong tháng này là được. Trên thực tế, thời tiết tháng Bảy âm lịch thường mưa kéo dài, gây trở ngại lớn cho việc sửa sang, dọn dẹp nhà cửa, không chuyển nhà, sửa chữa trong tháng này cũng là phù hợp với điều kiện thực tế nước ta.

5. Những việc nên làm trong tháng Ngâu

Lễ cúng cô hồn: Hoạt động phổ biến nhất trong tháng 7 âm lịch là lễ cúng cô hồn, thường được thực hiện vào ngày 14.7 và 15.7 âm lịch (tức 17.8 và 18.8 dương lịch). Mâm cỗ cúng thường được bày trước cổng nhà, ngoài trời hoặc những điểm công cộng. Theo phong tục tập quán của từng vùng, miền, các mâm cỗ cúng có sự khác biệt. Với lễ cúng cô hồn, nhiều người mong muốn các linh hồn được no đủ và cầu bình an cho gia đình.

Thăm mộ: Theo quan niệm dân gian của người Việt, việc thăm mộ, thắp hương cho người đã mất vào những dịp quan trọng như rằm tháng 7 là điều cần thiết. Đây cũng là tín ngưỡng thể hiện sự tôn trọng, biết ơn với những người đã khuất.

Đi chùa, đền: Bên cạnh viếng mộ người thân, nhiều gia đình sẽ đến chùa tham gia lễ Vu lan báo hiếu, cầu siêu cho những linh hồn cô đơn, chưa có chốn về trong ngày rằm tháng 7 âm lịch. Không chỉ thắp hương, gia chủ có thể làm công đức, dọn dẹp, hỗ trợ một số hoạt động trong chùa.

Thả đèn hoa đăng: Thả hoa đăng (có 1 ngọn nến ở giữa để tượng trưng như 1 hoa sen, bóng Phật tỏa xuống lòng sông) ở sông, hồ hay gần các cửa sông chính là để sưởi ấm, cầu siêu cho những người đã khuất dưới sông.

Phóng sinh: Giống như nhiều dịp lễ lớn trong năm, người Việt Nam quan niệm rằm tháng 7 âm lịch nên thực hiện nghi thức phóng sinh. Các động vật như cá, chim, rùa thường được lựa chọn để thả về môi trường tự nhiên.

Lễ cúng cô hồn
Lễ cúng cô hồn

6. Một số lời khuyên hữu ích trong tháng Ngâu

Như đã nói ở trên, tháng Ngâu hay còn là tháng cô hồn là một tháng tâm linh được người Việt tin truyền từ xưa đến nay. Vậy nên để trải qua tháng này một cách suôn sẻ, chúng tôi có một số lời khuyên sau:

  • Tôn trọng truyền thống: Dù bạn tin vào tâm linh hay không thì việc tôn trọng và hiểu biết về truyền thống văn hóa là điều quan trọng. Hãy thể hiện sự tôn trọng đối với quan điểm, tín ngưỡng của người khác. Không nên sử dụng ngôn từ, hành động miệt thị những ai đi theo tín ngưỡng, tôn giáo
  • Quan tâm đến tâm linh: Tháng Ngâu là thời điểm tâm linh quan trọng. Bạn có thể tìm hiểu về các nghi lễ tôn giáo và cúng bái để tìm hiểu thêm về văn hóa và tâm linh Việt Nam. 
  • Đưa ra quyết định sáng suốt: Khi đứng trước quyết định quan trọng như mua xe, mua nhà hay đầu tư bất kỳ dự án quan trọng nào, hãy dựa vào các yếu tố thực tế như nguồn tài chính, nhu cầu và thời gian thích hợp. Đừng để truyền thống ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định của bạn.
  • Thấu hiểu ý nghĩa văn hóa: Học hỏi về ý nghĩa và truyền thống của Tháng Ngâu có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về người dân và văn hóa Việt Nam.

Tháng Ngâu là một tháng quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được “Tháng Ngâu là tháng mấy? Những điều kiêng kỵ trong tháng Ngâu” để có thể đưa ra được những quyết định phù hợp cho công việc và cuộc sống trong tháng này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *